Dế Xu Phình sau 5 năm thực hiện Đề án xã điểm

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ở xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cách đây 5 năm đời sống kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí của nhân dân còn rất thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu. Đội ngũ cán bộ xã tuy đã được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về mọi mặt, song năng lực lãnh đạo quản lý điều hành còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Sau 5 năm thực hiện Đề án xã điểm, Dế Xu Phình đã 6/6 bản đều có đường giao thông nông thôn đi được xe máy.
Sau 5 năm thực hiện Đề án xã điểm, Dế Xu Phình đã 6/6 bản đều có đường giao thông nông thôn đi được xe máy.

Trước tình hình đó, năm 2003, Ban Thường vụ Huyện ủy đã họp và quyết định lựa chọn xã Dế Xu Phình để tập trung đầu tư xây dựng xã trở thành một mô hình xã điểm toàn diện nhằm đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng ra các xã khác. Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao năng lực của tổ chức cơ sở Đảng, sự quản lý điều hành của bộ máy chính quyền và hiệu quả công tác tuyên truyền vận động các tổ chức đoàn thể; hình thành phong cách làm việc độc lập, chủ động trong lãnh đạo, tổ chức điều hành công việc cho đội ngũ cán bộ xã; củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã Dế Xu Phình trong sạch vững mạnh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; từng bước nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy lùi tập tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới; phát huy thế mạnh của địa phương về tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực, kết hợp với các chương trình, dự án thúc đẩy kinh tế – xã hội của xã từng bước chuyển biến có hiệu quả nhất là về kinh tế.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án, xã Dế Xu Phình đã đạt được những kết quả quan trọng. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của Đảng ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ xã đã được nâng lên đáng kể. Trong lĩnh vực kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiện, từng bước phát triển và ổn định. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 578,5 tấn, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 300kg/năm.

Diện tích lúa ruộng đạt 144,5 ha (tăng 44,5ha), diện tích nương ngô đạt 76ha (tăng 18ha). Nhân dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất để nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích. Mỗi năm tổng đàn gia súc tăng 70 con và tính đến năm 2008 tổng đàn gia súc có 1.482 con, gia cầm 2.360 con, đàn ong tăng 35 đàn. Mô hình trồng cỏ voi để tăng nguồn thức ăn cho gia súc đã thực hiện tương đối tốt và phát huy hiệu quả.

Diện tích rừng tự nhiên đạt 1.109ha (tăng 442ha), rừng trồng đạt 1.402ha (tăng 144ha) nâng độ che phủ rừng đạt trên 50% diện tích. Hàng năm khai thác tỉa thưa gỗ rừng trồng gần 200m3, khai thác nhựa thông đạt 4,5 tấn. Về cơ sở hạ tầng, đời sống xã hội cũng đã có nhiều thay đổi: 6/6 bản của xã đều có đường giao thông nông thôn đi được xe máy, 5/6 bản có điện lưới quốc gia. Trường học, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã và nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư xây dựng khang trang, 6/6 bản đều có công trình thủy lợi, công trình nước sạch đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Có 5/6 bản đạt bản văn hóa, xã đạt xã văn hóa, hoàn thành và duy trì phổ cập THCS đúng độ tuổi, tỷ lệ người biết chữ chiếm 93,2% dân số toàn xã.

Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn được quan tâm và đã thành lập được hội khuyến học tại xã và duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tình hình an ninh chính trị được đảm bảo, số đối tượng nghiện ma túy giảm 50 người so với năm đầu triển khai Đề án. Hệ thống chính trị và cơ sở Đảng được kiện toàn, không còn chi bộ ghép, số lượng đảng viên tăng 41 đồng chí, trong sinh hoạt Đảng đã phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ. Trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ xã đã được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ, công chức xã đã xây dựng được quy chế làm việc, chương trình công tác, hình thành ý thức tự duy trì khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng bộ phận, tác phong lề lối làm việc có sự chuyển biến sâu sắc từ khâu sắp xếp bố trí công việc cho các đoàn thể, công tác văn phòng, các chức danh chuyên môn. Hoạt động của HĐND có nề nếp hơn, Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy. Nhân dân tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống ngay trên mảnh đất quê hương của mình.

Phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương, ông Hảng Gà Lầu, người dân ở bản Háng Cuốn Rùa cho biết: “Từ khi xã được chọn để thực hiện Đề án, người dân chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều từ các chương trình, dự án đầu tư. Đường giao thông được mở mang, trường học, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng mới, khang trang, kênh mương thủy lợi, hệ thống nước sạch phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nhân dân có thêm việc làm và tăng thu nhập, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm ổn định, định canh định cư, tập trung vào sản xuất xóa đói giảm nghèo”.

Ông Chang Sông Lử – Bí thư Đảng ủy xã ghi nhận: “Sau 5 năm thực hiện xây dựng Đề án, bộ máy Đảng ủy, chính quyền xã đã được trẻ hoá và bồi dưỡng nhiệm vụ, chức năng. Hàng tháng, quý đã xây dựng được chương trình hành động của chi, Đảng bộ để thực hiện chỉ thị nghị quyết của cấp trên. Bộ mặt của xã cũng có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp. Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, nhân dân phấn khởi, yên tâm vào sự lãnh đạo của Đảng”.

Trần Hướng

Các tin khác
Trẻ em người Mông xã Pá Hu (huyện Trạm Tấu) đã được đến trường học tập.

YBĐT - Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở khu vực miền núi, lại thêm diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, cằn cỗi và trình độ canh tác thấp cùng thiếu vốn sản xuất mà từ lâu đồng bào thiểu số vùng cao có tập quán du canh du cư.

YBĐT - Ngày 12/1/2009, Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp liên ngành năm 2008, triển khai nhiệm vụ năm 2009. Đồng chí Phạm Thanh Tâm - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ dự Hội nghị.

Ngày 13/1, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo để công bố 12 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục và đào tạo năm 2008.

Phạm nhân được đặc xá sẽ về nhà trước ngày 23 tết.

Đã có hơn 15.000 phạm nhân được các cơ quan chức năng thẩm định đủ điều kiện đề nghị đặc xá. Nếu được Chủ tịch nước đồng ý, 15.000 người này có khả năng sẽ được tự do trước Tết Nguyên đán 2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục