Xây dựng đời sống văn hoá - nền tảng xoá đói giảm nghèo ở Phúc An
- Cập nhật: Thứ tư, 25/2/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Không chạy theo phong trào vì chỉ tiêu số lượng mà cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở xã Phúc An, huyện Yên Bình (Yên Bái) ngày càng chú trong nhiều hơn đến sự chuyển biến về chất lượng.
Nhiều hộ gia đình đi lên nhờ phát triển các mô hình chăn nuôi.
|
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở Phúc An được triển khai từ năm 1999, bắt đầu bằng những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội do chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng hướng, nhất là việc chuyển đổi những diện tích ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng diện tích và thâm canh cây vụ đông. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện nhưng một số hủ tục trong cưới xin, đám tang, hội hè lại trỗi dậy tại một số thôn đồng bào người Dao, như việc ăn uống linh đình kéo dài làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
Với 8 đồng chí trong ban chỉ đạo và trách nhiệm cao nhất thuộc về bí thư đảng uỷ xã, trên cơ sở xây dựng các quy ước, hương ước làng xã, nhất là việc cụ thể hoá về thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới xin, bằng hình thức giao chỉ tiêu thi đua đến tất cả các thôn bản. 9/9 thôn bản đã hoàn thành việc bổ sung quy ước làng văn hoá.
Cùng với đó Mặt trận Tổ quốc xã phối hợp với các ban, nghành đoàn thể trong xã tuyên truyền vận động nhân dân, nhất là đồng bào thiểu số phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời kêu gọi nhân dân hăng hái hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, tăng gia lao động sản xuất.
Năm 1999 thôn Đồng Tâm được xã chọn làm mô hình chỉ đạo điểm xây dựng làng văn hoá. Để mô hình xây dựng làng văn hoá được hiệu quả, Ban chỉ đạo cuộc vận động đã phân công cụ thể những cán bộ, các đồng chí thành viên có nhiệm vụ giúp thôn thực hiện đúng các quy trình từ việc ăn ở hợp vệ sinh, kiên quyết bài trừ các hủ tục lạc hậu trong nếp sống cách nghĩ... đồng thời rút kinh nghiệm qua từng giai đoạn hoạt động thực tế để phổ biến đến các thôn, bản trong xã. Trên cơ sở đó, đến hết năm 2002, Đồng Tâm chính thức được công nhận làng văn hoá, sau đó năm 2003 được huyện cấp bằng công nhận làng văn hoá cấp huyện.
Nhờ có bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình làng văn hoá ở Đồng Tâm nên việc xây dựng nếp sống văn hoá ở các khu dân cư được tiến hành đồng đều, giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh, đề ra những biện pháp thực hiện hữu hiệu. Hầu hết các thôn, bản đều tổ chức cho các hộ đăng ký danh hiệu gia đình văn hoá, đồng thời đăng ký phấn đấu danh hiệu làng văn hoá cấp xã, cấp huyện.
Các đoàn thể trong xã đã lồng ghép các phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hoá, gia đình cựu chiến binh văn hoá; phong trào tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Cùng với đó, ban chỉ đạo cuộc vận động đã có những quy định cụ thể, yêu cầu các đảng viên phải báo cáo với chi bộ, công chức xã phải báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã về việc thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm tại cơ sở, nơi mình cư trú để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Nhờ có những biện pháp cụ thể đó mà năm vừa qua, Phúc An đã thu được nhiều kết quả trong việc xây dựng đời sống văn hoá. Các thôn, bản đều tích cực hưởng ứng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách… bằng việc xoá nhà tạm, xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách với tổng số tiền và ngày công lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Công tác xoá đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng với việc giảm được trên 4% số hộ nghèo mỗi năm, trên 60% số hộ có mức khá.
Đời sống nhân dân phát triển, phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao cũng được duy trì và đẩy mạnh. Năm 2008, Phúc An có trên 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 95% số hộ có các phương tiện nghe nhìn, 4/9 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá…
Thành quả trên là cơ sở để Phúc An đạt kết quả cao hơn trong xây dựng đời sống văn hoá những năm tiếp theo, đồng thời là nền tảng để địa phương đẩy mạnh phong trào xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.
Thanh Tân
Các tin khác
YBĐT - Suối Quyền là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Cả xã chỉ có 5 thôn bản với 264 hộ, 1.497 nhân khẩu và 98% là người dân tộc Dao. Điều kiện địa hình phức tạp, đồi núi cao nên giao thông đi lại khó khăn, dân cư không tập trung... Đó cũng là những trở ngại khiến đời sống kinh tế - xã hội ở đây còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%.
YBĐT - Cán bộ, đảng viên sinh con thứ ba trở lên bị xử lý theo quy định của Luật cán bộ công chức ở mức độ cao nhất. Đó là một trong những giải pháp sẽ được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 36 về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và KHHGĐ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2012 mà HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVI vừa thông qua tại kỳ họp thứ 14.
Cổ phiếu ở châu Á đã giảm mạnh hôm thứ ba do lo ngại về ngành tài chính toàn cầu và sau khi cổ phiếu ở Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua.
YBĐT - Ngày 17 tháng 2 năm 2009, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận một cháu gái 12 tuổi nhập viện trong tình trạng lên cơn dại điển hình. Vì không thể điều trị khi bệnh đã lên cơn dại, người thân xin về và cháu gái này tử vong sau đó ít giờ tại nhà riêng ở khu phố Hóp, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.