Hơn 11 nghìn người nhiễm chất độc hóa học sẽ được tái hỗ trợ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/4/2009 | 12:00:00 AM

Theo Dự thảo Quyết định hỗ trợ đối với người nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh, 11.447 đối tượng sẽ được cấp một khoản trợ cấp nhất định. Hiện mỗi năm Nhà nước phải bỏ ra khoảng 17.000 tỉ trợ cấp cho người có công (NCC). Thêm số 11.447 người là thêm khoảng gần 90 tỉ/năm. Tuy nhiên, để ổn định xã hội, đây là con số chấp nhận được.

Ông Bùi Ngọc Thái, Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTBXH) nói như vậy xung quanh dự thảo quyết định hỗ trợ đối với người nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh.

- Các chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam thời gian qua thay đổi như thế nào, thưa ông. Điều này có làm nảy sinh các vấn đề nổi cộm, vướng mắc?

Có thể nói ngắn gọn như thế này: Năm 1998, Chính phủ có Quyết định số 74 (ngày 3/4/1998) cho điều tra tổng số người tham gia kháng chiến có bao nhiêu người bị nhiễm chất độc hóa học. Khi đó, mới có trên 200.000 người kê khai. Dựa trên con số này, Bộ LĐTBXH giúp Chính phủ hoạch định chính sách và sau đó, Chính phủ có Quyết định số 26 (ngày 23/2/2000), đặt ra điều kiện là những người tham gia kháng chiến từ tháng 8/1961- 30/4/1975, chiến đấu tại những nơi Mỹ rải chất độc hóa học, hiện bị suy giảm khả năng lao động hoặc suy giảm nặng khả năng lao động. Mức hưởng trợ cấp đối với những người này lấy từ ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, với những điều kiện này thì số người kê khai để hưởng trợ cấp lại lớn dần và nếu cứ tiếp tục duy trì QĐ 26 sẽ nảy sinh nhiều bất cập. Vì thế, năm 2004, Bộ LĐTBXH trình Chính phủ Quyết định 120 (ngày 5.7.2004) có một số quy định chặt chẽ hơn như: Những người sinh con dị dạng dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học hoặc bị mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động…

Nhưng đến 2005, Pháp lệnh Người có công ra đời, thay thế cho hai Quyết định 120 và 26, đưa ra những quy định mới với đối tượng người có công. Những người đang được hưởng theo QĐ 120 đủ điều kiện chuyển sang hưởng chế độ theo Pháp lệnh thì không vấn đề gì. Nhưng những người đang hưởng theo QĐ 26, không đủ điều kiện chuyển sang hưởng theo Pháp lệnh mới là cái khó. Con số này, theo thống kê của Cục, là 11.447 người.

- Trực tiếp giải quyết về vấn đề này, ông có nhận được phản hồi gì từ những người không được hưởng này không?

Hầu như ngày nào tôi cũng phải trả lời điện thoại từ khắp các vùng, giọng họ đều rất bức xúc. Họ đều đi bộ đội, đang được hưởng chế độ của Nhà nước, nay không được hưởng nữa, không chỉ thiệt thòi về quyền lợi mà về mặt tinh thần nhiều người cũng bị dân làng, hàng xóm dị nghị, cho rằng vì đảo ngũ nên mới không được nhận trợ cấp nữa.

- Quá trình lập dự thảo, các cơ quan chức năng có bổ sung gì về điều kiện để được hưởng chế độ mới này không, thưa ông?

Bộ đã báo cáo Uỷ Ban các vấn đề xã hội của quốc hội và Ủy Ban cũng góp ý cho rằng: Suy giảm lao động cũng là một điều kiện, nhưng phải mắc 1 trong 17 liên quan tới phơi nhiễm chất độc hóa học thì mới được chuyển sang hưởng theo chế độ NCC. Nhưng tỉ lệ này vẫn rất ít, khoảng 5%.

- Vậy dự kiến dự thảo sẽ hỗ trợ như thế nào cho những người bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh?

- Chúng tôi đang dự thảo Quyết định mới trình lên Chính phủ, nội dung Quyết định này là ấn định cho số 11.447 đối tượng một khoản trợ cấp nhất định.

Số lượng NCC là hơn 6 triệu người, gần 1,7 triệu người nhận trợ cấp hàng tháng. Mỗi năm Nhà nước phải bỏ ra khoảng 17.000 tỉ trợ cấp cho NCC. Thêm số 11.447 người là thêm khoảng gần 90 tỉ/năm. Để ổn định XH, đây là con số chấp nhận được. Áp lực giảm bớt đi.

- Dự định đến bao giờ thì bộ LĐTB&XH sẽ trình dự thảo này?

Bộ đang tiến hành xin ý kiến 26 bộ ngành, được khoảng 10 bộ ngành trả lời rồi. Nếu được Thủ tướng CP đồng ý sẽ ban hành dự thảo này. Chúng tôi đang cố gắng tập hợp đủ ý kiến và dự kiến sẽ trình CP trong tháng 4 này.

- Xin cảm ơn ông!

Theo dự kiến, ngày 16/4 tới, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội phối hợp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề "Thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam".

Buổi giao lưu sẽ giải đáp tất cả những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học của các địa phương cũng như những thắc mắc của người dân về những vấn đề liên quan. Tuy vậy, ngay từ bây giờ, các tổ chức, đơn vị, cá nhân và địa phương có vướng mắc, băn khoăn về vấn đề này có thể đặt câu hỏi và gửi về địa chỉ: cucnguoicocong@yahoo.com

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Theo Nghị quyết phiên họp thứ 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Lào Cai là 1 trong 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chọn thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, phường.

Ngày 2-4, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, Cục đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT năm 2009. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT sẽ diễn ra trong 3 ngày: 2, 3, 4-6-2009, thứ tự các môn thi dự kiến diễn ra như sau:

Trường mầm non xã Pá Hu (Trạm Tấu).

YBĐT - Để củng cố và duy trì các loại hình giáo dục mầm non, năm học 2008 - 2009, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã tập trung chỉ đạo các đơn vị cơ sở điều tra số lượng trẻ trong độ tuổi; có kế hoạch huy động tối đa số trẻ em ra lớp, mở lớp mẫu giáo 5 tuổi dạy chương trình tăng cường tiếng Việt ở những nơi có nhu cầu; đầu tư kinh phí trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu giảng dạy cho giáo viên; mạnh dạn đưa tiêu chuẩn gia đình có con đi học mẫu giáo vào tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa.

YBĐT - Trong những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Yên Bái luôn là đơn vị thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) của tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục