Gộp hai kỳ thi: Bộ đắn đo, học sinh lo lắng

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/6/2009 | 12:00:00 AM

Trung tuần tháng 5.2008, Bộ GDĐT khẳng định sẽ tổ thức gộp hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học ngay trong năm học 2008-2009, nhưng trước thời điểm quyết định một tháng, Bộ GDĐT lại tuyên bố việc tổ chức gộp hai kỳ thi sẽ được tổ chức vào năm học 2009-2010.

Chờ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009, Bộ GDĐT mới có quyết định phương án tuyển sinh năm học 2009 - 2010. (Ảnh: VNN)
Chờ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009, Bộ GDĐT mới có quyết định phương án tuyển sinh năm học 2009 - 2010. (Ảnh: VNN)

 

Trả lời chất vấn ĐBQH tại kỳ họp thứ năm, người đứng đầu ngành giáo dục vẫn chưa khẳng định rằng trong năm học tới 2009-2010 sẽ thực hiện gộp hai kỳ thi (thi tốt nghiệp THPT và xét ĐH), trong khi đó tại buổi họp báo kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009 thì Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển lại nói rằng: Việc tổ chức một kỳ thi quốc gia vào năm 2010 là lộ trình hướng tới. Còn để trả lời chắc chắn phải chờ kết quả của kỳ thi này, đồng thời phải tính đến việc xã hội đã sẵn sàng chưa, các điều kiện chuẩn bị thực hiện khác... Trên cơ sở đó sẽ có câu trả lời kịp thời để thí sinh và phụ huynh chuẩn bị cho năm sau.

Bộ vẫn chưa quyết

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ GDĐT đắn đo trước quyết định gộp hai kỳ thi làm một. Năm 2006 tổng kết của cuộc thi " 3 chung", Bộ GDĐT hết sức phấn khởi báo cáo trước xã hội rằng việc thi "3 chung" đã thực sự tiết kiệm cho xã hội một khoản tiền không nhỏ, nhưng báo giới lại thông tin về sự lãng phí mà không mấy ai "để ý" đến, đó là việc thí sinh nộp hồ sơ ảo, số tiền lãng phí cũng đến hàng tỉ đồng.
 
Thực trạng hồ sơ ảo lại "đẩy" Bộ GD ĐT phải tính toán sao để hạn chế hồ sơ ảo. Thế là bộ lại kiên quyết "thắt" chặt đầu vào đại học (ĐH). Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông chỉ cách kỳ thi tuyển sinh có một tháng trời mà xã hội bàng hoàng với hai kết quả "một trời, một vực". Trong khi kết quả thi tốt nghiệp đạt tỉ lệ "ngất ngưởng" thì kết quả thi ĐH lại làm xã hội lo lắng về thực chất của kỳ thi tốt nghiệp. Bộ GDĐT lại lo làm sao để đảm bảo "chất lượng học, chất lượng thi" của HS. Đề án gộp hai kỳ thi được hình thành.

Có một thực tế mà không ai phủ nhận, những năm gần đây, do cánh cửa vào ĐH quá hẹp, nên HS chỉ học để thi tốt nghiệp ở mức vừa phải, còn học với mục đích thi ĐH là chính. Vì vậy, trong ba năm học, nhất là năm học cuối cấp, HS tập trung dồn vào học ba môn thi ĐH, đặc biệt khi Bộ GDĐT triển khai chương trình phân ban, HS ồ ạt đổ vào ban A,B,C, tuy nhiên khi triển khai tỉ lệ HS đăng ký vào ban C  quá ít vì các trường ĐH tuyển sinh khối C khó xin việc làm. Giải quyết tình thế, Bộ GDĐT cho ra đời ban cơ bản để "cứu vãn" số học sinh không đăng ký học ban A,B và ban C.

Thực tế đòi hỏi

Trong khi đó Bộ GDĐT lại đưa ra mong muốn là HS phổ thông phải học toàn diện, không được học lệch để thi ĐH nên quyết định lựa chọn thi tốt nghiệp và xét ĐH. Sau 20 lần chỉnh sửa, Đề án "Đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ" được Bộ GDĐT tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. Theo dự kiến của bộ thì năm học 2008-2009 đã là thời điểm "chín muồi" để triển khai gộp hai kỳ thi.

Ý kiến xã hội không đồng thuận với mong muốn của Bộ GDĐT, bộ thì muốn giữ kỳ thi tốt nghiệp, còn dư luận xã hội lại muốn tổ chức kỳ thi ĐH mà chỉ xét tuyển tốt nghiệp. Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã trăn trở khi nghe Bộ GDĐT đề xuất hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng hè, tạo điều kiện cho HS kém có bằng tốt nghiệp phổ thông để đi học nghề, làm việc: "Tôi nghe báo cáo mà thấy thương quá, các em không có bằng trung học thì làm sao đi làm. Lấy kết quả thấp hơn để cho các em có bằng để đi tìm việc làm, không phải là chạy theo thành tích mà là cuộc sống đòi hỏi".

Không phải HS nào tốt nghiệp phổ thông cũng nộp đơn thi ĐH, vì lẽ đó mà dư luận đặt ra Bộ GDĐT nếu phải lựa chọn chỉ có một kỳ thi thì bộ nên quyết chọn kỳ thi ĐH và xét tuyển tốt nghiệp bởi các lẽ:

- Năm học 2008-2009 là năm đầu tiên bộ tổ chức thi tốt nghiệp theo cụm, dù bộ đánh giá kết quả khả quan, nhưng tại phiên chất vấn, các ĐB ở địa phương viện dẫn nỗi khổ của các HS. ĐB Nguyễn Đình Liêu (Ninh Thuận) nói: "Khi tiếp xúc, cử tri phản ánh kỳ thi tốt nghiệp theo cụm vừa tốn kém ngân sách, vừa gây phiền phức, khổ sở cho HS, đặc biệt là HS nghèo, HS vùng sâu, vùng xa, đồng bào thiểu số". Báo chí cũng đã đưa hình ảnh các em vật vờ tìm chỗ trọ để thi tốt nghiệp, cả xã hội lại lao vào việc lo chỗ ăn ở cho HS thi cụm.

- Bộ GDĐT vẫn chưa quyết định năm học 2009-2010 gộp hai kỳ thi thì lại thêm một lần nữa HS lại vất vả tới  2 lần "lều chõng" cho thi cử ( thi tốt nghiệp theo cụm và thi ĐH). Rõ ràng, sau tới 4 lần đắn đo cho việc gộp hai kỳ thi trong vòng chưa đầy một năm khiến HS và phụ huynh lo lắng. Bộ càng đắn đo bao nhiêu thì HS và PH càng lo lắng bấy nhiêu.

* Trung tuần tháng 5.2008, khi tổ chức lấy ý kiến về Đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT, Bộ GDĐT khẳng định sẽ tổ thức gộp hai kỳ thi ngay trong năm học 2008-2009, nhưng trước thời điểm quyết định một tháng, Bộ GDĐT lại tuyên bố  việc tổ chức gộp hai kỳ thi sẽ được tổ chức vào năm học 2009-2010.

Ngày 19.4.2009, Bộ GD ĐT lại tổ chức xin ý kiến các sở về dự thảo tuyển sinh năm học 2009-2010 với phương án : Tổ chức một kỳ thi (thi tốt nghiệp và xét ĐH-CĐ) hay vẫn giữ cả hai kỳ thi. Đa phần các sở đều đồng tình với chủ trương của bộ, việc quyết định sẽ chờ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009.

(Theo LĐ)

Các tin khác
Hộp sữa bột anh Mai mua vẫn còn hạn đến năm 2011 nhưng con anh uống vào thì có dấu hiệu bị tiêu chảy.

Uống 3 sản phẩm sữa bột khác nhau của Abbott Hoa Kì, 3 cháu bé đều bị tiêu chảy. Một người mẹ nghi hộp sữa "có vấn đề" quyết định uống cùng rồi cũng "chạy" giống con 3 giờ sau.

Bộ Nội vụ vừa hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định Quy định những người là công chức trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

Công an phường Yên Ninh triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự khu dân cư.

YBĐT - Yên Ninh là phường có diện tích rộng nhất thành phố Yên Bái. Toàn phường chia thành 11 khu dân cư, với trên 3.000 hộ dân sinh sống. Để đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn, Công an phường đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Công an thành phố về việc đề ra nhiều biện pháp đảm bảo ANTT, mở các đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm nhằm ổn định địa bàn.

Ông lang Kiều thăm bệnh cho ông Trương Đình Nhường ở tổ 2, phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh - (TP Yên Bái).

YBĐT - Là bộ đội xuất ngũ từ chiến trường miền Nam, ông về quê với một vết thương ở chân và nỗi đau "da cam" dai dẳng mà chiến tranh để lại. Không chịu đầu hàng số phận, không chịu lùi bước trước khó khăn, ngày ngày ông vẫn cặm cụi mang ớp, mang thuổng lên rừng tìm cây thuốc về chữa bệnh cho dân. Ban đầu là các bệnh: khớp, gan, thận, sau đó ông nổi tiếng với bài thuốc gia truyền chữa rắn độc cắn với ông việc cứu người đã là duyên nợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục