Hiệu quả từ các đề án bảo vệ, chăm sóc trẻ em

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tuy là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh những năm gần đây luôn được quan tâm, đặc biệt là việc triển khai và thực hiện một số đề án về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng trẻ bị lạm dụng tình dục, tai nạn thương tích, bị ngược đãi và lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Học may dân dụng tại Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên.
(Ảnh: Thu Hạnh)
Học may dân dụng tại Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên. (Ảnh: Thu Hạnh)

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động, TB&XH tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 221 nghìn trẻ em từ 0 -16 tuổi, chiếm 30% dân số. Đây là nguồn nhân lực, trí tuệ kế cận cho tương lai. Thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh đang cụ thể hoá các mục tiêu, chương trình trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đặc biệt triển khai thực hiện theo Quyết định 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về 3 đối tượng gồm: trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm và trẻ bị xâm hại tình dục.

Các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: cấp phát 14.000 tờ rơi về ngăn ngừa trẻ em phải lao động nặng nhọc trong môi trường độc hại; 13.500 tờ rơi phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở tất cả 9 huyện, thị, thành phố; tập huấn nâng cao năng lực cho 152 cán bộ lao động, thương binh - xã hội, giáo dục - đào tạo, mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ cấp huyện và xã về công tác bảo vệ trẻ em; tư vấn tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng về phòng chống xâm hại trẻ em tại 25 xã trọng điểm cho trên 1.300 cán bộ chủ chốt cấp xã, cấp thôn...

Kết quả điều tra về tình trạng trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trên phạm vi toàn tỉnh cho thấy, có 51 trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm và 317 trẻ em có nguy cơ lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Sở Lao động - TB&XH tỉnh đã nhanh chóng phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thị xã Nghĩa Lộ và huyện Mù Cang Chải tổ chức dạy nghề cho 60 trẻ, đồng thời giúp đỡ, giải quyết khó khăn trước mắt cho 51 trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm với mức  trợ cấp 350.000 đồng/trẻ.

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị lao động nặng nhọc trước tuổi, Sở Lao động, TB&XH đã tổ chức 3 hội nghị phổ biến pháp luật lao động về trẻ em, ký cam kết với chủ sử dụng lao động; 3 hội nghị tư vấn về lao động và phát triển kinh tế tạo thu nhập cho trẻ và gia đình tại 6 huyện, thị có trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm cao. Cùng với đó, triển khai xây dựng thí điểm mô hình tư vấn cho các bậc cha mẹ về chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tạo việc làm và thu nhập tại xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ).

Sở cũng đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thị xã Nghĩa Lộ xây dựng bộ tài liệu tư vấn về nghề dệt thổ cẩm, truyền dạy nghề thêu thổ cẩm cho 22 hộ gia đình tham gia mô hình; duy trì mô hình “Xã, phường phù hợp với trẻ em” làm điểm tại phường Cầu Thia (thị xã Nghĩa Lộ), xã Minh Xuân (huyện Lục Yên); chỉ đạo duy trì tốt 6 câu lạc bộ quyền trẻ em, hỗ trợ các mục tiêu về góc học tập, trang thiết bị điểm vui chơi cho trẻ em; thực hiện hiệu quả mô hình phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng tại 5 xã, phường của huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ, phối hợp Trung tâm Hướng nghiệp giới thiệu việc làm mở lớp 1 dạy nghề cho 16 trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Có thể thấy, việc thực hiện triển khai và duy trì các đề án về bảo vệ và chăm sóc trẻ em của tỉnh thời gian qua đã đạt được kết quả toàn diện, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, giáo dục kỹ năng, kiến thức chăm sóc cho gia đình đồng thời phát huy được quyền tham gia của trẻ em… Các đề án nằm trong Quyết định 19 của thủ tướng Chính phủ được triển khai rộng rãi trong phạm vi toàn tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của xã hội trong việc bảo vệ 3 đối tượng trẻ em, công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đây là điều kiện quan trọng để Yên Bái xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động vì trẻ em trong những năm tiếp theo.

Lệ Thanh

Các tin khác

YBĐT - Triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" trên địa bàn xã, ngay từ năm 2000, UBND xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình) đã thành lập Ban chỉ đạo phong trào và các ban vận động tại các thôn và coi đây là một cuộc vận động lớn hợp với lòng dân.

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở GD-ĐT hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng năm học 2009-2010. Theo đó, sẽ có 2 phần “lễ” và “hội”.

Một đoạn tường Thành Viềng Công.

YBĐT - Ngày 19/ 8, UBND xã Hạnh Sơn đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích văn hoá lịch sử Thành Viềng Công. Đến dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện và đông đảo bà con nhân dân các dân tộc Hạnh Sơn.

Ảnh minh họa.

YBĐT - Có lẽ đối với mỗi người niềm hạnh phúc thiêng liêng nhất là ngày được dựng vợ gả chồng, được bắt đầu một cuộc sống mới với người mà mình yêu thương, để được cùng nhau vun đắp những ước mơ... Song không phải cặp vợ chồng nào hạnh phúc cũng tròn đầy, nhiều tổ ấm đã tan vỡ, chia lìa sau ít năm chung sống... Có muôn vàn lý do để họ đưa nhau ra toà. Đằng sau mỗi vụ ly hôn là cuộc sống thiệt thòi của con trẻ, thậm chí là bi kịch khi các em không được quan tâm, dạy dỗ đầy đủ và bị đẩy vào đời quá sớm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục