Phòng, chống dịch cúm A/H1N1: Chủ động bằng cách “tự làm”!

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hiện nay, công tác chủ động phòng, chống dịch cúm A/H1N1 tại một số trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên vẫn chỉ là sự “chủ động phòng, chống” của ngành mà không có “sự phối hợp, chỉ đạo cụ thể” của các cơ quan chuyên môn.

“Sự phối hợp, chỉ đạo cụ thể” mà chúng tôi muốn nói ở đây là những văn bản hướng dẫn, yêu cầu đảm bảo về chuyên môn từ phía các cơ quan y tế cơ sở với ngành giáo dục trong phòng, chống cúm A/H1N1. Tại huyện Trấn Yên, ông Đỗ Xuân Hưng – Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện cho biết: “Nhận thức đây là một dịch bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh nên ngay sau khi nhận được công văn và Quyết định số 404 về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A/H1N1 của UBND huyện, Phòng đã chủ động xây dựng và ban hành Quyết định số 49 – QĐ/PGD gửi đến các nhà trường yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch trong các trường, các trường học phải nghiêm túc quán triệt tinh thần sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh”.

Còn tại thành phố Yên Bái, ông Hoàng Trần Đạt – Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố cũng cho biết: “Toàn bộ các nhà trường đều đã nhận được thông báo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm A/H1N1 để từ đó chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch...”.

Có thể thấy, hệ thống ngành dọc của ngành giáo dục & đào tạo đã có những bước chuyển biến tích cực về nhận thức trong công tác phòng chống dịch bệnh, có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời trong giai đoạn dịch cúm A/H1N1 đã và đang có mặt ở các tỉnh lân cận. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó và chỉ là sự chủ động của một ngành.

Qua tìm hiểu tại 2 phòng giáo dục & đào tạo trên cũng như một số trường học đóng trên địa bàn thì mặc dù đều có tên trong danh sách ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương nhưng cho đến nay, các đơn vị này vẫn chưa nhận được bất cứ một văn bản thông tin, phối hợp, hướng dẫn, yêu cầu hay tài liệu nào từ phía các cơ quan chuyên môn y tế địa phương.

 Trao đổi với chúng tôi, cô Trần Thị Nhung – nhân viên y tế học đường Trường THCS Nguyễn Du (thành phố Yên Bái) cho biết: “Mặc dù làm công tác chuyên môn nhưng hiện chúng tôi vẫn chỉ thực hiện phòng, chống dịch cúm A/H1N1 thông qua những hiểu biết của chính mình từ các phương tiện thông tin đại chúng, còn chưa nhận được bất cứ tài liệu hướng dẫn cụ thể từ phía y tế cơ sở cũng như chưa được tham dự bất kỳ một cuộc tập huấn chuyên môn nào về công tác phòng, chống dịch bệnh. Tất cả đều là tự ý thức, tự làm”.

Tại Trường tiểu học dân lập Lê Quý Đôn, cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt – Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Tuy chưa nhận được công văn hướng dẫn cụ thể nào từ phía các cơ quan chuyên môn y tế nhưng nhà trường vẫn chủ động phòng chống dịch bệnh, tổ chức vệ sinh trường lớp và theo dõi chặt chẽ sức khoẻ của học sinh. Nếu học sinh nào có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ nhà trường sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời”...

Sự chủ động của các phòng giáo dục & đào tạo cũng như các nhà trường là rất đáng biểu dương. Nhưng tất cả vẫn chỉ dừng lại ở chỗ “tự biết, tự làm”. Thiết nghĩ, việc phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm ở người và đặc biệt là trong thời điểm dịch cúm A/H1N1 đang có nguy cơ xảy ra như hiện nay, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan y tế là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với những nơi tập trung đông người như trường học, chợ, khu đô thị đông dân cư...; nhất thiết phải có thông tin cụ thể để người dân nhận thức đúng đắn về đặc điểm, nguy cơ, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Vậy câu hỏi đặt ra là các trạm y tế cơ sở – nơi có các trường học đóng trên địa bàn đã làm gì để tuyên truyền, hướng dẫn, các nhà trường về mặt chuyên môn trong phòng chống dịch?

 Thiên Cầm

Các tin khác
Người dân nhiều xã ở Văn Chấn vẫn còn lấy gầm sàn nhà làm chuồng trâu như thế này. (Ảnh chụp tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn).

YBĐT - Văn Chấn (Yên Bái) hiện có 20/31 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX). Các xã đạt CQGVYTX đã thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, việc duy trì chuẩn quốc gia về y tế xã đang gặp nhiều khó khăn.

Người đi LĐXK ở Trấn Yên đang gặp phải một số khó khăn trong cơ chế cho vay vốn của Nhà nước.

YBĐT - Thực tế, việc XKLĐ ở huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã nảy sinh một số vấn đề rất đáng quan tâm như: cơ chế chính sách vay vốn, doanh nghiệp tuyển chọn XKLĐ năng lực yếu kém, người đi lao động ngại học nghề… dẫn tới tình trạng thu nhập thấp phải về nước trước thời hạn. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều địa phương trong tỉnh thời gian qua.

Đoàn viên thanh niên phường Nguyễn Thái Học giúp nhân dân tổ 24 làm đường giao thông.

YBĐT - Phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) là một trong những địa bàn trung tâm của thành phố. Bên cạnh những thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội, đây cũng là điểm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội. Để từng bước hạn chế các đối tượng phạm tội trong độ tuổi thanh niên, đầu năm 2001, đoàn phường Nguyễn Thái Học đã thành lập Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm” với 15 thành viên.

Riêng tháng 8/2009, cả nước đã đưa được 5.937 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục