Văn Chấn: Chăm lo “sự học” vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/11/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ một huyện rất yếu trong công tác giáo dục - đào tạo, đến nay Văn Chấn đã có 28/31 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS.

Một buổi học của học sinh Trường THCS xã Sùng Đô (Văn Chấn).
Một buổi học của học sinh Trường THCS xã Sùng Đô (Văn Chấn).

Tuy chưa phải là huyện đặc biệt khó khăn nhưng Văn Chấn (Yên Bái) có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm trên 65,9% dân số, nhiều xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, hầu hết các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú, Mông, Dao..., điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, tập quán lạc hậu, bất đồng về ngôn ngữ... là rào cản lớn cho việc phát triển giáo dục. Song với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển vượt bậc.

Làm giáo dục ở vùng cao đã khó, nhưng làm giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó hơn nhiều. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục, nhất là giáo dục trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống giáo dục phủ kín 31 xã, thị trấn, trường, lớp ở các xã vùng cao được quy hoạch tổng thể theo các cụm dân cư làm cơ sở phát triển lâu dài; động viên cán bộ, giáo viên nhiệt tình, sáng tạo trong công tác, bám trường, bám lớp vận động nhân dân đưa con em, đến trường.

Hiện toàn huyện có 122 trường và các cơ sở giáo dục thu hút 31.497 học sinh. Trong đó, bậc học mầm non 30 trường, tiểu học 27 trường, THCS 25 trường. Khối THPT 2 trường và 4 phân hiệu với 2183 học sinh, trong đó, có 1.007 học sinh dân tộc thiểu số, chiếm 46,1%.

Với những việc làm cụ thể, thiết thực, đến nay, hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện đã được phủ kín, cơ sở vật chất, phòng học khang trang, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Các lớp học của con em người Mông xã Suối Giàng, Nậm Búng, Nậm Mười, con em người Khơ Mú, Thái, Mường... được cắp sách đến trường dưới sự dạy bảo ân cần của cô giáo, thầy giáo.

Từ một huyện rất yếu trong công tác giáo dục - đào tạo, đến nay Văn Chấn đã có 28/31 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS.

Nổi bật là Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện. Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo trên 1.500 học sinh là người dân tộc thiểu số. Nhiều học sinh trưởng thành và đang giữ cương vị chủ chốt ở các cơ quan trung ương, tỉnh, huyện và địa phương. Năm học 2004 - 2005, nhà trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, thầy hiệu trưởng được phong tặng Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Điều đó cho thấy, sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Văn Chấn không ngừng được củng cố và phát triển.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng ông Hà Kim Nhăng - Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện vẫn thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, yếu kém cần được khắc phục, đó là: cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học còn thiếu và yếu, nhất, là sân chơi, nhà bán trú cho học sinh. Một số địa phương có tập quán lạc hậu, điều kiện kinh tế khó khăn, nên một bộ phận người dân chưa thật quan tâm đến việc học của con em mình, học sinh vẫn đi học muộn, bỏ học, nhất là trẻ em gái. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu..., phổ cập giáo dục tuy đã hoàn thành nhưng chưa bền vững...

Để khắc phục những yếu kém trên, Văn Chấn tiếp tục thực hiện cuộc vận động “xã hội hóa giáo dục”, tích cực tuyên truyền, vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấy rõ tầm quan trọng của “sự học”, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm tạo nguồn nhân lực và cán bộ cho địa phương.

Với sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền, giáo viên các nhà trường, cùng sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong huyện, chắc chắn trong những năm tiếp theo sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Văn Chấn sẽ có bước đột phá, nhất là trong công tác giáo dục của vùng đồng bào dân tộc.

Thanh Phúc

 

Các tin khác

YBĐT - Hội Phụ nữ xã Tân Hợp, huyện Văn Yên (Yên Bái) có 492 hội viên, sinh hoạt tại 14 chi hội, trong đó hơn nửa hội viên thuộc diện nghèo. Giúp chị em phát triển kinh tế, nâng cao đời sống luôn được xác định là một trong những hoạt động trọng tâm của công tác Hội.

YBĐT - Thực hiện chương trình hành động phòng chống ma túy giai đoạn 2005-2010, đặc biệt là chống tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn, toàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã kiểm tra, phát hiện và triệt phá 1.479m2 cây thuốc phiện (giảm 5.759m2 so với niên vụ 2007 - 2008), phát hiện, khởi tố 2 vụ 3 đối tượng có hành vi sản xuất chất ma túy...

Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

YBĐT - Trong 9 năm làm công tác tuyên truyền vận động lĩnh vực dân số/kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ), tôi ấn tượng sâu sắc nhất khi đi tuyên truyền vận động 1 ca triệt sản nữ ở thôn 2 xã Minh Xuân, huyện Lục Yên (Yên Bái). Khi đó chồng tôi thì đi làm xa, hai con nhỏ ở nhà một mình trong lúc trời tối mịt và mưa lũ…

Bắt đầu từ 1.1.2009, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã đưa vào sử dụng loại sổ bảo hiểm xã hội mới. Qua thời gian thực hiện, BHXH tại các địa phương cho rằng, đây là bước cải tiến... giật lùi. Cải tiến thêm phiền phức

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục