Tảo hôn và chất lượng dân số

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/12/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo phong tục của đồng bào nơi đây, nam nữ thanh niên khi đã đến tuổi 15, 16, các gia đình sẽ tổ chức dạm ngõ cho con em mình. Sau khi dạm ngõ các em đương nhiên được coi là vợ chồng và chờ khi đủ tuổi pháp luật quy định sẽ .đi đăng ký kết hôn. Cũng bởi thể trạng chưa phát triển toàn diện nên hầu hết những đứa trẻ ra đời từ những cuộc tảo hôn này đều còi cọc và suy dinh dưỡng nặng.

Đây là ngôi nhà của đôi vợ chồng trẻ Lò Văn Sớm và Lò Thị Toàn  ở thôn Nậm Cưởm xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ngôi nhà là tài sản có giá trị lớn nhất, cũng là của hồi môn mà cha mẹ tặng cho vợ chồng Sớm khi ra ở riêng. Trong ngôi nhà không có đồ đạc gì đáng giá. Xây dựng gia đình từ cuối năm 2006, khi đó cả 2 vợ chồng Sớm chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn, song vẫn được gia đình tổ chức hôn lễ.

Không có ruộng, không có đất để trồng trọt nên cuộc sống của Sớm cứ lấn bấn mãi trong cảnh nghèo túng. Cũng bởi xây dựng gia đình sớm, lại ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nên đứa con gái đầu lòng dù đã 19 tháng tuổi nhưng còi cọc và suy dinh dưỡng nặng.

Còn đây là em Lục Thị Loan sinh năm 1993, thôn Sài Lương xã Nậm Búng. Là con cả trong gia đình có 3 anh chị em, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau khi học hết lớp 8 em đã nghỉ học. Cũng giống như những thiếu nữ ở độ tuổi 16 – 17 ở miền quê này, đây là lứa tuổi mà nhiều gia đình cho là đã đủ khôn lớn để gả chồng. Cuối năm 2009 này gia đình em sẽ tổ chức “dạm ngõ” để năm tới cho Loan về nhà chồng.

Theo phong tục của đồng bào nơi đây, nam nữ thanh niên khi đã đến tuổi 15, 16, các gia đình sẽ tổ chức dạm ngõ cho con em mình. Sau khi dạm ngõ các em  đương nhiên được coi là vợ chồng  và chờ khi đủ tuổi pháp luật quy định sẽ .đi đăng ký kết hôn. Cũng bởi thể trạng chưa phát triển toàn diện nên hầu hết những đứa trẻ ra đời từ những cuộc tảo hôn này đều còi cọc và suy dinh dưỡng nặng.

Theo thống kê từ cuối năm 2008 đến nay trên địa bàn 10 thôn của xã Nậm Búng đã có gần 20 trường hợp trẻ vị thành niên (dưới 18) kết hôn chui (không đăng ký).

Tỷ lệ vị thành niên đang mang thai và sinh con trên địa bàn xã đang có chiều hướng gia tăng. Năm 2008, có 14 trường hợp thì trong 5 tháng đầu năm 2009, con số này đã lên tới 16 trường hợp và đến hết năm là 20 trường hợp.

Năm 2009, xã Nậm Búng có 60 đứa trẻ ra đời thì có tới 20 trẻ được sinh ra từ những cặp vợ chồng cưới tảo hôn. Chính  bởi vậy mà tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 2 tuổi ở đây chiếm  trên 30%.

Tảo hôn đang là một trong những vấn đề nhức nhối của xã vùng cao này. Y học đã chứng minh, hầu hết những cuộc tảo hôn đều sinh ra những đứa con không khoẻ mạnh, còi cọc, suy dinh dưỡng thậm chí bị dị dạng, dị tật. Theo đó là chất lượng dân số, chất lượng giống nòi suy giảm. Trước thực trạng đáng báo động trên, xã Nậm Búng cần có những biện pháp tuyên truyền tích cực nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, đồng thời có những biện pháp mạnh, kiên quyết xử lý những tình trạng tảo hôn. Có như vậy chất lượng dân số mới được đảm bảo.

Thanh Tân

Các tin khác

Ngày 23-12, Bộ Y tế cho biết, trong tháng 12 , nhiều loại dịch bệnh giảm cả số ca mắc và số ca tử vong. Điển hình là bệnh thương hàn, có 8 địa phương ghi nhận với tổng số mắc/tử vong là 44/0, đưa số bệnh nhân tích lũy từ đầu năm đến nay là 1.199 trường hợp, trong đó chỉ có 1 ca tử vong, so với cùng kỳ năm 2008 (2.008/0), số mắc giảm 40,3%.

Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, mức thu học phí đối với sinh viên hệ cử tuyển đã thay đổi. Theo đó, mức học phí mà địa phương phải trả cho trường để đào tạo sinh viên hệ đại học cử tuyển của địa phương từ 50.000 - 240.000 đồng/tháng/sinh viên.

Đồng chí Đặng Quang Hạnh - Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy tặng quà cho giáo xứ Mông Sơn (Yên Bình).

YBĐT - Ngày 23/12, đồng chí Đặng Quang Hạnh - Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo MTTQ tỉnh, Sở Nội vụ đã đến thăm và chúc mừng các chức sắc tôn giáo, bà con giáo dân nhân dịp lễ Noel ở nhà thờ An Thịnh (Văn Yên), Giáo xứ Mông Sơn (Yên Bình) và các giáo dân tiêu biểu.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà thăm hỏi đồng bào dân tộc thiếu số huyện Trấn Yên.

YBĐT - Nhiều năm trước, đời sống đồng bào dân tộc ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) bấp bênh, khó khăn, thiếu thốn do còn nặng tập quán du canh du cư, phát rừng làm nương rẫy, nhất là đồng bào Mông... Trước thực trạng đó, Đảng bộ, chính quyền Hồng Ca đã tăng cường tuyên truyền, vận động bà con xoá bỏ tập tục lạc hậu, định canh, định cư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục