Đổi mới ở Xuân Lai

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/11/2010 | 2:39:18 PM

YBĐT - Câu chuyện giảm 50,3% tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2005 tại xã Xuân Lai (huyện Yên Bình) đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của chúng tôi. Đến thăm các khu vực sản xuất trọng điểm trong xã, nghe đồng chí Chủ tịch UBND xã tâm sự về những khó khăn khi đưa các loại cây, con giống mới vào sản xuất khiến chúng tôi liên tưởng đến một cuộc cách mạng về tư duy trong sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Mô hình nuôi lợn hàng hóa của hộ gia đình anh Phạm Minh Khai, thôn Trung Tâm.
Mô hình nuôi lợn hàng hóa của hộ gia đình anh Phạm Minh Khai, thôn Trung Tâm.

Xác định muốn thay đổi phương thức sản xuất của người dân trước hết bộ máy cấp ủy, chính quyền xã phải đổi mới tư duy và cung cách làm việc. Người cán bộ đảng viên phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, biết hoạch định và xây dựng những kế hoạch, giải pháp lâu dài để giải quyết việc của người dân bằng chính sức dân. Do đó, cấp ủy, chính quyền xã Xuân Lai luôn chú trọng và thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi với bà con nhân dân tại các thôn, bản.

Trong các cuộc họp, phát huy tinh thần dân chủ, mọi vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh, phát triển sản xuất như các giải pháp thâm canh tăng vụ, cơ cấu giống cây trồng, xây dựng các mô hình kinh tế, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất và vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm... đều được cấp ủy, chính quyền đưa ra bàn bạc, đánh giá một cách cụ thể, chi tiết. Kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở, xác định được những cơ chế phát triển phù hợp với đặc thù của từng thôn, bản, tư đó tạo sự đồng thuận trong dân.

Vì vậy, mặc dù toàn xã chỉ có 198 ha lúa, 50 ha ngô, 135 ha sắn, 10 ha cây ăn quả, 6 ha chè kinh doanh, 40 ha lạc (trong đó có 30 ha lạc trồng dưới cốt hồ Thác Bà)... và 30 ha rau màu các loại, song nhờ tích cực phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất, chủ động giống và thời vụ, bà con nông dân xã Xuân Lai đã thâm canh sản xuất lúa 2 vụ trên 85% diện tích (trong đó có trên 30% diện tích sản xuất vụ 3), đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng trên 100% diện tích ngô.

Đặc biệt, những năm qua bà con Xuân Lai cũng đã thành công trong việc đưa các loại cây lâm nghiệp như keo lai, bạch đàn mô vào trồng đại trà, đã rút ngắn được 1/3 chu kỳ sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và giảm thời gian sử dụng vốn vay. Công tác phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa cũng có những bước phát triển tốt. Tổng đàn gia súc toàn xã luôn được duy trì ổn định với số lượng bình quân hàng năm đạt khoảng 715 con trâu, 140 con bò, 1.840 con lợn và trên 9.540 con gia cầm các loại.

Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn đã được nâng lên rõ rệt. Tổng sản lượng lương thực có hạt trên địa bàn xã đạt bình quân gần 1.100 tấn/ năm, năng suất lúa đạt khoảng 97 tạ/ ha/ năm, sắn đạt 220 tạ/ ha/ năm, ngô đạt 27 ta/ ha/ năm... Hàng năm, người dân trong xã đã bán ra thị trường trên 50 con trâu, bò các loại và hàng trăm tấn lợn và gia cầm, giá trị sản xuất ước đạt 4,3 - 4,5 tỷ đồng.

Ông Lương Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Xuân Lai cho biết: “Lúc đầu khi đưa giống lúa mới vào thay thế giống cũ, người nông dân còn rụt rè lắm, ai cũng không dám làm. Để bà con thấy được những ưu thế của giống lúa mới, cấp uỷ chính quyền xã đã huy động tất cả cán bộ, đảng viên tích cực phối hợp với các ngành chức năng xây dựng một số mô hình trồng thử nghiệm. Khi các mô hình thành công, cán bộ xã lại tập trung hướng dẫn kỹ thuật thâm canh tăng vụ, sản xuất vụ 2, vụ 3, ươm giống, chăm sóc, làm cỏ, bón phân sao cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lúa và nhân rộng ra địa bàn. Ngoài ra, xã cũng tích cực vận động bà con thường xuyên duy tu, sửa chữa hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cấp ủy chính quyền xã con tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước làm đường điện vào thôn Cây Mơ, Đèo Quân, làm đường cấp phối từ thôn Yên Mỹ đến thôn Trung Tâm, 3 nhà văn hóa thôn, 3 phòng học mầm non, trạm y tế và làm mới công trình thủy lợi Cà Lồ.

Do đó, sau một thời gian triển khai, đến nay, các giống lúa chất lượng cao đã khẳng định được giá trị trên khắp các cánh đồng”. Một trong những biện pháp giúp người dân từng bước tháo gỡ khó khăn đó là Xuân Lai đã chủ động phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho trên 700 lượt hộ gia đình vay với số vốn 6,8 tỷ đồng phát triển sản xuất. Góp phần nâng thu nhập bình quân đạt 11 triệu đồng/ người/ năm toàn xã chỉ còn 17 hộ thuộc diện nghèo).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Xuân Lai cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và công tác xóa đói giảm nghèo tại các thôn vùng sâu, vùng xa. Ông Nguyễn Văn Chương - Trưởng thôn Đèo Quân tâm sự: “Toàn thôn tôi có 50 hộ (100% là đồng bào dân tộc Cao Lan). Để phát triển sản xuất, thoát khỏi đói nghèo, người dân chúng tôi đang rất mong muốn Nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, để người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa nông lâm, sản thuận tiện”. Để từng bước giải quyết các khó khăn và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền Xuân Lai xác định sẽ tiếp tục đầu tư thâm canh tăng vụ, tạo những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, thời vụ.

Đồng thời, tích cực phối hợp với các ngành chức năng huy đồng sự đóng góp của nhân dân đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường giao thông liên thôn, tăng giá trị kinh tế trên 1 đơn vị diện tích canh tác... Phấn đấu đến năm 2015, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định từ 11,5 - 12%, nâng mức thu nhập bình quân đạt trên 24 triệu đồng/ người/ năm...

Đức Thành

Các tin khác

Đó là một trong những nội dung của Dự thảo điều lệ trường tiểu học Bộ GD-ĐT công bố ngày 1/11. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng quy định, giáo viên không được uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống chống lụt bão Trung ương.

Nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn mong được vay vốn nuôi con ăn học. (Ảnh: Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn vay học sinh, sinh viên tại xã Mường lai (huyện Lục Yên)).

YBĐT - Đến hết tháng 9/2010, dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng HSSV của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã đạt 177,806 tỷ đồng. Số tiền trên được giải ngân cho 14.367 HSSV đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

Câu lạc bộ Người cao tuổi khu phố Thống Nhất, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) thường xuyên tập luyện thể dục dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe. (Ảnh: Linh Chi)

YBĐT - Hiện nay, huyện Lục Yên (Yên Bái) có 8.115 người cao tuổi (NCT), trong đó có 9 cụ trên 100 tuổi. Thực hiện Điều lệ Hội, Ban đại diện Hội NCT huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người đến tuổi tham gia vào tổ chức hội. Chính vì vậy, cả 24 xã, thị trấn đều có tổ chức cơ sở Hội, số hội viên là 6.718 người, sinh hoạt tại 264 chi hội và 193 tổ hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục