Giải pháp cho rác thải nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/8/2011 | 9:41:10 AM

YBĐT - Vấn đề rác thải ở nông thôn lâu nay đã được nói đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhưng xem ra vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể.

Ở nhiều vùng nông thôn, rác thải vẫn được
Ở nhiều vùng nông thôn, rác thải vẫn được "xử lý" theo cách này.

Việc đổ rác của một bộ phận không nhỏ người dân vẫn rất tùy tiện, thậm chí nhiều nơi còn thể hiện sự thiếu ý thức. Những địa điểm đổ rác của các xóm, làng, các cụm dân cư hiện nay vẫn còn rất thiếu...

Trong khi đó, khối lượng rác hàng ngày được thải ra tự nhiên, đặc biệt đối với môi trường nông thôn - nơi chưa có được hệ thống cống rãnh vệ sinh đảm bảo, đội ngũ công nhân vệ sinh môi trường còn chưa có là không hề nhỏ.

Đơn giản, mỗi người đi chợ về mang theo 5, 6 túi nilon đựng thức ăn, mỗi phiên họp chợ có hàng trăm đến hàng ngàn người tham gia mua bán, nhiều chợ họp liên tục cả sớm lẫn chiều... vậy là riêng số bao bì của các chợ thải ra đã lớn biết chừng nào! Và theo các nhà khoa học, nilon, bao bì bằng nhựa polime có thể tồn tại đến hàng vài chục đến cả trăm năm, rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên.

Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày còn rất rất nhiều thứ có thể trở thành rác thải, tất cả những thứ đó đang hàng ngày làm ô nhiễm môi trường, vấn đề nảy sinh và lây lan của dịch bệnh là nguy cơ tiềm ẩn, rất nguy hiểm. Từ thực tế đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực đối với môi trường nông thôn, nơi có đến hơn 80% dân số tỉnh nhà sinh sống, nơi nhận thức về vệ sinh môi trường chưa cao.

Điều đầu tiên là cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân và đi kèm là những biện pháp giáo dục cảnh cáo, đưa ra quy định, quy chế xử phạt đối với các hành vi vi phạm.

Mặt khác, cũng cần trang bị cho người dân những kiến thức, những thói quen cần thiết để xử lý ngay từ gốc đồ dùng thường tạo ra rác thải, đặc biệt phải tập cho mọi người thói quen phân loại rác. Những loại nào có nguồn gốc thực vật dễ phân hủy, không độc hại thì không cần mang đi đổ xa mà có thể tấp vào các gốc cây trong vườn hoặc làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Các loại giấy nếu không thuộc diện gom bán được thì nên tập trung lại, đào hố đổ rác rồi đốt đi. Những loại rác độc hại, gây ra mùi hôi thối, lây lan dịch bệnh, khó phân hủy... nhất thiết cần được đưa đến nơi xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến các nguồn nước và thuận lợi cho việc ra vào chuyên chở, tiêu hủy...

 Với phương châm "Thân thiện với môi trường", nên chăng ở mỗi ngã ba, ngã tư đường hoặc những chỗ quán xá, chợ, trường học... cần đặt những thùng rác. Có thể là hai loại thùng: một dành cho rác hữu cơ tự phân hủy, thùng kia dành cho những bao bì, đồ nhựa... không phân hủy.

Một hệ thống thùng đựng rác đặt ở những nơi cần thiết cùng với những biện pháp giáo dục dần dần sẽ tạo cho mọi người thói quen bỏ rác vào thùng, một thói quen rất cần có ở mỗi người trong xã hội văn minh. Đối với xác chết gia súc, gia cầm bắt buộc phải đào hố chôn sâu và rắc vôi bột khử trùng.

Vấn đề đặt ra trước mắt hiện nay là các địa phương nhất là các xã, thị trấn phải nhanh chóng quy định nơi đổ và thu gom rác thải cho từng điểm dân cư. Nơi đổ rác nên đào thành hố, xây tường thành bao quanh, có cửa ra vào đóng kín để tránh súc vật làm vung vãi ra ngoài. Cần quy định thời gian rắc vôi bột khử trùng. Hàng tuần, hàng tháng những lúc trời nắng, khô ráo nên cử người đốt rác nhất là các bao bì để giảm bớt khối lượng....

Để xây được những hố đổ rác như vậy cũng cần phải có kinh phí ban đầu. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật của các cấp, các ngành mà đặc biệt là của địa phương, ngành tài nguyên - môi trường, ngành y tế cùng các tổ chức đoàn thể...

Về lâu dài, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương cần gương mẫu đi đầu, quan tâm nhiều hơn nữa tới vấn đề vệ sinh môi trường, cần có kế hoạch thành lập và triển khai các dự án thu gom rác thải ở các địa phương nông thôn, nhằm tạo ra thói quen thực sự cho người dân, để họ thấy được lợi ích, trách nhiệm của mình mà thực hiện.

Theo đó, sau khi tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, các dự án này sẽ đóng vai trò cầu nối, trang bị cho các địa phương những xe chuyên dụng, dụng cụ thu gom rác thải, quy hoạch một số địa điểm gom rác... Có như vậy, rác thải nông thôn mới sớm được xử lý tốt, không ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

Tô Anh Hải

Các tin khác

Bộ Xây dựng vừa cho biết, sau hơn hai năm triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, cả nước đã hỗ trợ nhà ở gần 385.000 hộ, đạt 78% tổng số hộ thuộc diện đối tượng đã được phê duyệt theo đề án của các địa phương.

Đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh trao giải nhất cho các tác giả.

YBĐT - Tối 27/8, Đài PTTH tỉnh Yên Bái đã tổ chức Tổng kết Liên hoan nghiệp vụ PTTH toàn tỉnh lần thứ X năm 2011. Đồng chí Ngô Thị Chinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự. + Kết thúc giải cầu lông toàn ngành lần thứ VI

Đường đi và vị trí cơn bãoHồi 7giờ ngày 27-8, vị trí tâm bão trên khu vực phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Hiện nay trên vùng biển phía Đông Bắc Philippines xuất hiện một cơn bão mạnh có tên quốc tế là Nanmadol.

HS một trường tiểu học tại TP.HCM trong giờ học tiếng Anh.

Từ chuẩn năng lực ngoại ngữ bắt buộc cho giáo viên (GV) dạy tiếng Anh tiểu học là B2 (theo khung tham chiếu châu Âu), giờ đây, Bộ GD-ĐT đã quyết định hạ xuống mức B1 để có đủ GV triển khai chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục