Mù Cang Chải: Xây dựng nguồn nhân lực cho vùng cao
- Cập nhật: Thứ hai, 21/11/2011 | 3:12:26 PM
YBĐT -
Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú Mù Cang Chải trong giờ học vi tính. (Ảnh: Thái Hưng)
|
Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo Mù Cang Chải - Hoàng Văn Đồng cho biết: “Cách đây 5 năm, quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất rất khó khăn, thiếu thốn; nhiều trường học ở các khu trung tâm xuống cấp nghiêm trọng; các điểm trường lẻ chủ yếu là phòng học tạm chưa được kiên cố hoặc bán kiên cố; tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt thấp... Còn nay chất lượng giáo dục ở trên địa bàn đã từng bước được nâng lên”.
Năm học 2010- 2011, toàn huyện có 35 trường, trong đó, ngành học mầm non 13 trường; 8 trường tiểu học; 7 trường THCS; 7 trường tiểu học và THCS với 219/512 tổng số phòng học được kiên cố; 106 phòng học bán kiên cố. Phòng công vụ giáo viên đã có 66 phòng kiên cố, 18 phòng bán kiên cố, chỉ còn 99 phòng tạm. Tổng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 115 lớp, 2.687 học sinh; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 81,4%. Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, 100% giáo viên các ngành học, bậc học đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn...
Theo lộ trình từ năm 2011 đến 2015, huyện xây dựng 21 trường phổ thông dân tộc bán trú (chuyển đổi các trường tiểu học và THCS, trường THCS sang mô hình trường bán trú theo tinh thần Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND tỉnh). Năm 2011, huyện chuyển đổi 7 trường sang mô hình trường bán trú. Xuống thực tế cơ sở mới thấy được những khó khăn, thiếu thốn của học sinh và những giáo viên ”cắm” bản dạy chữ cho con em đồng bào các dân tộc vùng cao.
Công trình nhà bán trú cho học sinh Trường dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hồ Bốn đang được khẩn trương thi công.
Cô giáo Hoàng Thị Ngân - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hồ Bốn tâm sự: “Chúng tôi rất mừng năm học này trường chuyển đổi sang mô hình trường bán trú, được đầu tư khoảng 7 tỷ đồng xây dựng nhà bán trú cho học sinh. Bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, nhà trường có giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh bán trú từ lớp 3 đến lớp 9 khi chuyển từ các điểm trường về học bán trú có học sinh còn đọc chưa thông, viết chưa thạo. Do vậy, ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức khảo sát để đánh giá chất lượng, có kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh yếu kém”.
Cùng với chuyển đổi các trường sang mô hình bán trú để học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, Phòng Giáo dục- Đào tạo chỉ đạo các trường tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học; tổ chức tốt các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy và học; tăng cường công tác thanh tra chuyên môn; đổi mới phương thức đánh giá xếp loại học sinh, tiếp tục chấn chỉnh việc tổ chức thi và kiểm tra định kỳ; tăng cường mở các lớp 2 buổi/ngày, bán trú cho bậc tiểu học và THCS...
“Trong điều kiện khó khăn của huyện vùng cao, Đảng bộ Mù Cang Chải xác định nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là một giải pháp có tính chiến lược, thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, trong đó phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường bán trú là khâu đột phá” - đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy khẳng định và cho biết thời gian tới Mù Cang Chải cần sự quan tâm hơn nữa của tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư xây dựng chuyển đổi 14 trường tiểu học và THCS sang mô hình bán trú. Những cán bộ tâm huyết với sự nghiệp giáo dục cũng đề nghị cần có cơ chế đặc thù để thu hút giáo viên yên tâm công tác ở vùng cao.
Minh Hằng
Các tin khác
YBĐT - Ngày 21/11 Sở Thông tin & Truyền thông Yên Bái tổ chức khai lớp bồi dưỡng tăng cường năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở theo chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo năm 2011” của Bộ Thông tin và Truyền thông.
YBĐT - Ông Nguyễn Văn Bằng - Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Bình cho biết, đến hết tháng 10/2011, Ngân hàng CSXH Yên Bình đã hoàn thành công tác cho các hộ nghèo trên địa bàn vay vốn, đầu tư đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội...
YBĐT - Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở tỉnh Yên Bái đã không ngừng được nâng cao, số lượng học sinh khá, giỏi hàng năm tăng, trình độ của đội ngũ giáo viên trong toàn ngành từng bước được củng cố với 98,8% trình độ đạt chuẩn.
YBĐT - Giao lưu văn nghệ "Chúng cháu múa hát mừng ngày hội các cô" / Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hoàng Thương Lượng thăm và tặng quà Trường THPT Văn Chấn / Trường THPT Nguyễn Huệ có 8 tập thể xuất sắc thi đua chào mừng ngày 20-11 / Thành phố Yên Bái sẽ có 30 trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2011.