Cẩn trọng trước phóng viên, nhà báo rởm

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/8/2021 | 7:24:44 AM

YênBái - Thời gian vừa qua, nhiều người, chủ yếu là lãnh đạo các doanh nghiệp đưa ra thắc mắc: tại sao bây giờ có quá nhiều phóng viên các tạp chí, các báo đi điều tra, thu thập thông tin, mời gọi quảng cáo, xin tài trợ đến vậy?.

Thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 với chip chống làm giả
Thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 với chip chống làm giả

Cơ quan, đơn vị phải làm gì mỗi khi có phóng viên đến làm việc, đặc biệt là làm thế nào để tránh phóng viên rởm? Qua nghiên cứu Luật Báo chí năm 2016, có hiệu lực từ năm 2017 cũng như những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, xin được chia sẻ một vài ý kiến để bạn đọc cùng tham khảo.

Khi nhận được đề nghị làm việc của phóng viên báo chí, các đơn vị, địa phương cần cử người làm việc với phóng viên, phải là người phát ngôn (thủ trưởng cơ quan đơn vị hoặc người được ủy quyền); thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tạo điều kiện cung cấp thông tin cho báo chí theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện để báo chí tiếp cận với những thông tin chính thống từ các cơ quan, đơn vị liên quan, nhằm bảo đảm thông tin khi đăng, phát trên báo chí được chính xác, khách quan, đúng pháp luật. 

Bên cạnh đó, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần phải quan tâm nâng cao trách nhiệm trong việc xem xét xử lý các vấn đề báo chí nêu nếu liên quan đến trách nhiệm của mình, thực hiện việc phản hồi thông tin báo chí theo đúng quy định của Luật Báo chí 2016, đồng thời theo dõi việc đăng tải phản hồi của các cơ quan báo chí.

Khi thấy một hoặc một nhóm người giới thiệu là nhà báo đến làm việc, cơ quan, đơn vị hãy đề nghị phóng viên xuất trình Thẻ nhà báo còn thời hạn sử dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Trường hợp phóng viên không có Thẻ nhà báo, đề nghị xuất trình Giấy giới thiệu (kèm giấy tờ tùy thân có dán ảnh). Giấy giới thiệu chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định do cơ quan báo chí cấp; ghi rõ tên cơ quan, tổ chức cần làm việc; nội dung và thời gian làm việc cụ thể với chính cơ quan, đơn vị và phóng viên đến làm việc. 

Lưu ý: Phải là Thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp (ảnh trên), tránh nhầm lẫn với các loại thẻ, giấy tờ khác như Thẻ phóng viên, Thẻ hội viên, Thẻ tác nghiệp, Thẻ báo chí. 

Trong các loại thẻ nêu trên, chỉ có Thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mới được sử dụng trong hoạt động tác nghiệp báo chí. Thực tế cho thấy, nhiều người tự giới thiệu là phóng viên, là nhà báo nhưng chỉ trình được mỗi cái thẻ phóng viên do cơ quan họ cấp, nhìn hình thức cũng na ná giống với thẻ nhà báo! Nếu phóng viên không xuất trình được một trong hai loại giấy tờ nêu trên (Thẻ nhà báo hoặc Giấy giới thiệu của cơ quan báo chí), các đơn vị, địa phương có quyền từ chối đề nghị cung cấp thông tin của phóng viên.

Trong quá trình trao đổi hoặc trả lời phỏng vấn phóng viên báo chí, người được phân công phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan, đơn vị có thể ghi âm lại toàn bộ nội dung buổi làm việc, nội dung trả lời phỏng vấn của phóng viên, để khi cần thiết làm căn cứ phản hồi cho báo chí hoặc trong giải quyết khiếu nại liên quan đến nội dung báo chí đăng tải (nếu có). 

Trường hợp chưa có thông tin đầy đủ và chính xác để cung cấp theo đề nghị của phóng viên, người có thẩm quyền thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí sắp xếp lịch hẹn cụ thể để cung cấp thông tin cho báo chí.

Việc sắp xếp lịch làm việc với phóng viên cần đảm bảo tính kịp thời. Đối với thể loại phỏng vấn, người được phỏng vấn có quyền đề nghị phóng viên cho xem lại bài trước khi cơ quan báo chí đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó (Quy định tại mục 2, điều 40 Luật Báo chí năm 2016).  Sao chụp lại Thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu; phiếu yêu cầu nội dung phỏng vấn hoặc cung cấp thông tin (nếu có); dự thảo bài phỏng vấn… để lưu hồ sơ công việc.

Đề cao cảnh giác đối với các hành vi giả mạo phóng viên báo chí, lợi dụng danh nghĩa phóng viên báo chí để trục lợi. Qua bài viết này, xin đề nghị với các ngành chức năng cần tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thông tin báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xử lý những hành vi lợi dụng báo chí để trục lợi.
Lê Phiên

Các tin khác
Huỳnh Tấn Luật tại phiên xử trước đó.

Biết nữ đại gia quen với mẹ có nhiều tiền gửi tiết kiệm, Huỳnh Tấn Luật đã dụ bà làm khách của ngân hàng sau đó phù phép biến bà thành con nợ.

Nghi phạm nước ngoài trong vụ sát hại thanh niên người Việt. Ảnh: Mainichi Broadcasting System.

Tại cơ quan điều tra ở Nhật Bản, nghi phạm Cabrera Brian Alberto nói rằng bản thân không có ý định giết nam thanh niên người Việt, theo Yahoo News Japan.

Một chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận 8, TP.HCM.

Để xảy ra các trường hợp vi phạm giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, 2 chủ tịch UBND phường ở Quận 8, TP.HCM bị tạm đình chỉ, điều chuyển công tác.

Tỉnh Lai Châu yêu cầu các cơ quan chức năng xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, lợi dụng các loại hình phương tiện để chở khách từ vùng dịch vào địa bàn.

Dùng xe cá nhân chở khách về Lai Châu, 3 người bị phạt hơn 22 triệu đồng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục