Cảnh giác trò lừa đảo ''khóa thuê bao điện thoại''

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/9/2022 | 2:23:03 PM

Trước tình trạng các cuộc gọi lừa đảo gia tăng, nhiều ý kiến kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi.

Cuộc gọi lừa đảo với nội dung khóa thuê bao điện thoại đang nở rộ
Cuộc gọi lừa đảo với nội dung khóa thuê bao điện thoại đang nở rộ

Đồng thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý triệt để vấn nạn này, đặc biệt là truy trách nhiệm của nhà mạng để sim rác hoành hành.

Trước thông tin, hàng loạt người dùng điện thoại di động tại TP.HCM phản ánh trong những ngày gần đây liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa số điện thoại sẽ bị khóa. Lúc 7 giờ ngày 21.9, bà Kim (Q.7, TP.HCM) hớt hải từ dưới tầng trệt chạy lên lầu 2 hỏi con trai về việc bỗng dưng bà nhận được cuộc gọi từ số 0776595xxx, thông báo số máy của bà sẽ bị cắt dịch vụ sau 1 giờ nữa, để giải quyết thì liên hệ số 999. Biết đây chỉ là trò lừa đảo của kẻ xấu, con trai khuyên bà Kim bình tĩnh, không nên làm theo bất kỳ yêu cầu nào.

Lúc 12 giờ 30 cùng ngày, chị Yến (Q.3, TP.HCM) đang ngồi ăn trưa cùng bạn bè cũng nhận được cuộc gọi đến với nội dung thông báo số điện thoại của chị sẽ bị cắt dịch vụ sau 2 giờ nữa. Chị Yến tắt máy ngay và cho biết những ngày vừa qua thường xuyên nhận được cuộc gọi kiểu này nên không quan tâm nữa vì "quá vớ vẩn”.

Chị Nguyên tại Q.Tân Phú cũng chia sẻ, sáng chủ nhật vừa qua chị nhận một cuộc gọi ghi âm sẵn thông báo thuê bao khách hàng sẽ bị khóa sau 2 giờ vì đã sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn rác. Tò mò, chị bấm lại 999 thì phía đầu dây bên kia yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số CMND... để hỗ trợ kỹ thuật. Đến đây chị Nguyên khẳng định là trò lừa đảo nên đã không cung cấp theo yêu cầu. Dù vậy, chị cũng rất lo lắng vì đây là một chiêu trò mới nên vội cảnh báo cho bố mẹ đã lớn tuổi đang ở quê cũng có sử dụng điện thoại để lưu ý.

Tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào

Bạn đọc (BĐ) rất bức xúc trước tình trạng này vì nó diễn ra "như cơm bữa, nhưng có vẻ lực lượng chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn”.

"Vấn nạn sim rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo được phản ánh liên tục trong thời gian qua, nhưng mọi thứ vẫn đâu vào đó. Người dân thì bị làm phiền bất kể giờ giấc, nhiều người nhẹ dạ còn bị dính quả lừa mà không biết kêu ai. Chẳng lẽ các cơ quan chức năng không thể dẹp được tình trạng này mà cứ để bọn chúng lộng hành, gây bất an xã hội từ năm này qua năm khác?”, BĐ Trúc Phương bức xúc.

Cùng quan điểm, BĐ Duyet Hoang ý kiến: "Không hiểu các cơ quan chức năng, nhà mạng vào cuộc ra sao mà càng ngày càng có nhiều cuộc gọi quảng cáo, cuộc gọi lừa đảo, tin nhắn rác?”.

Còn BĐ Xuan Canh viết: "Nếu chúng ta chỉ làm theo kiểu cho có và làm theo kiểu chiến dịch thì chẳng bao giờ xử lý được vấn nạn này. Luật đã có nhưng đã có trường hợp nào xử nghiêm chưa?”.

Ngoài đề nghị lực lượng công an vào cuộc quyết liệt để xử lý vấn nạn này, BĐ Xuan Thang cũng khuyến cáo: "Người dân khi nghe những cuộc gọi xưng danh công an, tòa án, viện kiểm sát, bưu điện, nhà mạng... thì hãy bình tĩnh đối thoại vui vẻ nhẹ nhàng, không thì tắt máy luôn. Tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi”.

Nhà mạng không thể vô can

Nhiều ý kiến cho rằng vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo hoành hành như hiện nay thì trách nhiệm của nhà mạng là không nhỏ. "Việc để sim rác tiếp tục hoạt động là trách nhiệm của các nhà mạng điện thoại. Bởi từ lâu, các nhà mạng buộc người sử dụng phải đăng ký thông tin đầy đủ, thế mà bây giờ sim rác vẫn tràn lan. Không dẹp được vấn nạn này thì còn nhiều người bị lừa đảo”, BĐ Nguyen Dien thẳng thắn.

Tương tự, BĐ Hữu Tài viết: "Cần mạnh tay với nhà mạng để sim rác hoành hành; bán sim vô tội vạ không chính chủ. Nếu số điện thoại nào lừa đảo mà không truy được người sở hữu thì nên quy trách nhiệm cho nhà mạng, buộc nhà mạng bồi thường”.

"Lực lượng công an cần vào cuộc quyết liệt xử lý dứt điểm vấn nạn này, không thể để những đối tượng lừa đảo này hoạt động công khai, lộng hành như vậy được. Các nhà mạng cũng không thể vô can trong vấn đề này”, BĐ Mỹ Anh nêu quan điểm.

"Tôi nghĩ có thể chúng ta làm chưa triệt để nên bọn chúng mới lộng hành. Các cơ quan pháp luật phải xử lý thật nghiêm khắc đối với những tội phạm công nghệ. Với các nhà mạng thì cần chế tài mạnh hơn để họ nghiêm túc thực hiện việc chặn cuộc gọi rác, xử lý sim rác. Nếu nhà mạng nào không làm được thì đình chỉ hoạt động. Chỉ có làm thật nghiêm thì mới dẹp được vấn nạn này”, BĐ Trọng Trường ý kiến.
(Theo TNO)

Các tin khác
Ông Lê Tùng Vân tại phiên tòa hồi tháng 7/2022.

Ông Lê Tùng Vân, 92 tuổi, sống tại "tịnh thất Bồng Lai", bị khởi tố về hành vi Loạn luân, sau thời gian dài nhà chức trách làm rõ nguồn tin tố giác tội phạm.

Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục