Trung tướng Tô Ân Xô giải thích số tiền chênh lệch trong vụ Việt Á

  • Cập nhật: Chủ nhật, 10/9/2023 | 5:53:51 AM

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, con số doanh thu, lợi nhuận của Việt Á khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó dùng 800 tỷ đồng để chi phần trăm ngoài hợp đồng cho các đơn vị, đối tác mua kit xét nghiệm, vật tư, thiết bị chỉ là lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt.

Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an
Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an

Chiều 9/9, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, phóng viên nêu câu hỏi: Hồi đầu tháng 6, Bộ Công an cho biết Việt Á kiếm lãi khoảng 4.000 tỷ đồng và chi khoảng 800 tỷ để bôi trơn. Nhưng trong kết luận điều tra đã ban hành, Bộ Công an xác định số tiền Việt Á đã hưởng lợi bất chính là hơn 1.200 tỷ đồng và số tiền chi để đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng. "Xin Bộ Công an giải thích rõ hơn về sự chênh lệch của những con số này", phóng viên đặt câu hỏi.

Trả lời, Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, sau khi khởi tố vụ án, Phan Quốc Việt và các đối tượng khai công ty có doanh thu, lợi nhuận khoảng 4.000 tỷ đồng. Phan Quốc Việt sử dụng 20 - 25% số tiền này, tương ứng khoảng 800 tỷ đồng chi phần trăm ngoài hợp đồng cho các đơn vị, đối tác mua kit xét nghiệm, vật tư, thiết bị.

Trung tướng Xô lý giải, đây là lời khai ban đầu của Việt Á và cơ quan điều tra, người phát ngôn Bộ Công an đã cung cấp cho báo chí. Sau khi có kết luận điều tra ngày 17/8, có con số chênh lệch.

Lý giải, ông Xô khẳng định, không thể dùng lời khai ban đầu của các đối tượng để làm căn cứ vào kết luận điều tra. "Tôi đã từng nói trọng chứng hơn trọng lời khai. Thêm vào đó, chỉ khi nào có đủ căn cứ chứng minh đưa tiền cho ai, đưa bao nhiêu tiền, mới có thể khởi tố, điều tra, kết luận, đề nghị truy tố”, Tướng Xô khẳng định.

Người phát ngôn cũng nhấn mạnh, chứng cứ rõ đến đâu kết luận đến đó. Ngoài việc C03 (Bộ Công an) tiến hành, Bộ đã phân công, ủy thác điều tra cho công an 61 tỉnh, thành điều tra liên quan vụ Việt Á. Đến nay, một số tỉnh đang tiếp tục trong quá trình điều tra, làm rõ con số tiền thu lợi bất chính, bôi trơn trong vụ án.

Về việc cùng một hành vi nhận tiền nhưng có bị can bị đề nghị truy tố tội này, lại có bị can kia bị truy tố tội danh khác, Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh phương thức, cách thức, hoàn cảnh nhận tiền của các bị can trong vụ Việt Á khác nhau.

"Có bị can đặt yêu cầu, nêu thỏa thuận, đặt điều kiện với đối tượng đưa tiền và họ nhận tiền xong mới xử lý việc. Nói cách khác hai bên đặt yêu cầu vấn đề này. Có những bị can không đưa ra yêu cầu, điều kiện, thỏa thuận trong việc xử lý việc đó”, ông Xô nói.

"Họ nhận tiền, quà sau khi công việc đã hoàn thành. Có những bị can nói là nhận quà biếu, quà tặng nhưng vẫn bị xử lý hình sự. Như vậy hành vi, động cơ nhận tiền khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau", Trung tướng Xô lý giải.

Người phát ngôn Bộ Công an cũng khẳng định tinh thần quán triệt đúng chủ trương nhân văn, nhân ái nhưng cũng rất nghiêm khắc mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chỉ đạo. Đồng thời có sự phân hóa rõ với từng bị can, làm rõ từng tình tiết nào tăng nặng, tình tiết nào khoan hồng.

(Theo TPO)

Các tin khác
Ông Nguyễn Duy Khiêm - đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra chiều 6/9, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian qua xuất hiện tình trạng mã QR thanh toán tại các cửa hàng bị dán đè khiến tiền chuyển về tài khoản kẻ gian.

Cảnh sát hình sự thành phố Yên Bái phối hợp với cán bộ Kiểm sát trong quá trình điều tra vụ án.

“Lấy công tác phòng ngừa làm chính, đồng thời để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm nguy hiểm này, cán bộ điều tra phải áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ mới tìm ra manh mối của tội phạm – Nữ Trung úy Nông Thị Hằng cho biết.

Ảnh minh họa

Trong khi các hành vi lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại vẫn tiếp tục diễn ra thì mới đây lại xuất hiện hình thức lừa đảo mới mang tên: lừa đảo người bị lừa đảo.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) thi hành lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Đăng Khoa và Phan Văn Đức.

Lê Đăng Khoa thu nhận thông tin của các sinh viên có nhu cầu làm giả văn bằng, chứng chỉ, rồi gửi thông tin cho Phan Văn Đức để Đức nhờ một đối tượng khác (chưa rõ nhân thân lại lịch) làm giả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục