Hôm nay xét xử vụ "rút ruột" tượng đài Điên Biên Phủ

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/3/2010 | 7:58:17 AM

Gần 1/2 khối lượng đồng đúc tượng đài bị rút ruột (100 tấn); nhiều quan chức và cả phó giáo sư phải ra trước vành móng ngựa...

Hôm nay (29/3), TAND tỉnh Điện Biên sẽ đưa ra xét xử vụ cố ý làm trái quy định Nhà nước tại Ban Quản lý di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Vụ án làm trái quy định Nhà nước tại Ban Quản lý di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ là 1 trong 15 vụ án tham nhũng nghiêm trọng được Ban chỉ đạo trung ương về PCTN đang đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm.

Theo đó, 8 bị can bị truy tố về các tội tham ô tài sản, đưa và nhận hối lộ, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Cụ thể: Lương Phượng Các, nguyên Phó GĐ Sở VH-TT tỉnh Điện Biên kiêm Giám đốc Ban quản lý (GĐ BQL) dự án Điện Biên Phủ đã cùng 2 cán bộ dưới quyền là nguyên Phó GĐ Lê Văn Viễn và nguyên kế toán trưởng BQL dự án Trần Quốc Hưng bị truy tố về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ và cố ý làm trái.

Các bị can Nguyễn Văn Chính, cán bộ kỹ thuật đứng trước vành máu ngựa về tội cố ý làm trái; Võ Thị Hồng, nguyên Giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, đưa hối lộ. PGS-TS. Lê Huyên (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội), PGS-TS. Nguyễn Đức Sứng (nguyên Chủ nhiệm khoa Tạo dáng, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) tội tham ô tài sản.

Phó Giám đốc Công ty TNHH Đoàn Kết (đơn vị đúc tượng) Nguyễn Trọng Hạnh tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ  nằm trong dự án trùng tu di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thi công các bị can trên đã cấu kết rút ruột gần 50% khối lượng tượng đài. Kết quả Giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy, lượng đồng bị thiếu hụt so với dự toán gần 100 tấn.

Kết luận điều tra  của cơ quan công an xác định việc đúc tượng đài đã được bán thầu liên tiếp làm cho giá trị chỉ còn gần 1 nửa so với hợp đồng đúc được ký kết. Điều này khiến cho bệ tượng đài trong quá trình thi công đã bị bớt xén vật tư, không đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật.

Để hợp thức hoá việc thi công đầy sai sót, Lương Phượng Các đã thuê 2 vị Phó Giáo sư trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Lê Huyên và Nguyễn Đức Sứng ký khống hợp đồng tư vấn giám sát và nghiệm thu chi tiết phần mỹ thuật công trình với “giá” gần 250 triệu đồng. Trong đó, ông Huyên được 65 triệu đồng, ông Sứng gần 90 triệu đồng…

Ngoài ra, với vị trí là Giám đốc BQLDA, ông Các đã yêu cầu bà Võ Thị Hồng Giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương đưa hối lộ 500 triệu đồng để quan hệ, cảm ơn các cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên.

Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra 3 ngày, từ 29-31/3. Phiên tòa do một Phó chánh án TAND tỉnh Điện Biên làm chủ tọa.

 Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau, trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng gần 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6m kết cấu bêtông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau.
(Theo VTC)

Các tin khác

Sáng 26-3, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tuyên 5 án tử hình, 11 án chung thân trong đường dây ma túy lớn của Nguyễn Văn Ðua và đồng bọn.

YBĐT - Sinh năm 1981, là thanh niên có sức khoẻ, có trình độ văn hoá nhưng Nguyễn Mạnh H., ở tổ 13, phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) có lối sống buông thả, lười lao động nên sớm lao vào con đường phạm tội.

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Văn phòng Liên hiệp quốc về các vấn đề ma tuý và tội phạm tổ chức Hội thảo “Khung pháp lý phòng chống khủng bố.

Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Kon Tum cho biết, ngày 23.3, lực lượng phòng chống tội phạm ma túy - Bộ đội biên phòng Kon Tum, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (H.Ngọc Hồi, Kon Tum) phối hợp với các lực lượng liên quan đã bắt vụ mua bán 2.000 viên ma túy tổng hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục