Xuân đi lễ chùa

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/2/2014 | 2:45:49 PM

YBĐT - Đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, cứ mỗi độ xuân về, hòa trong không gian tươi mới của thiên nhiên, mọi người lại phấn khởi đi lễ chùa cầu cho một năm mới an lành, nhiều may mắn…

Du khách tới thăm quan, bái yết tại chùa Tùng Tâm (thành phố Yên Bái).
Du khách tới thăm quan, bái yết tại chùa Tùng Tâm (thành phố Yên Bái).

Có mặt tại chùa Tùng Lâm thuộc địa phận phường Hồng Hà (thành phố Yên Bái), ngay từ sáng nhiều tăng ni, phật tử và du khách thập phương đã có mặt tại chùa để thăm quan, bái yết.

Em Nguyễn Thị Thanh Mai - sinh viên năm thứ tư Đại học Ngoại thương, quê Hà Nội xúc động: “Từ nhỏ em đã biết đến ngôi chùa này. Và năm nào cũng vậy, dù có bận bịu công việc, chuyện học hành song em và gia đình đều cố cố gắng thu xếp tới thăm chùa. Chùa được trùng tu, tôn tạo ngày càng trở nên tôn nghiêm. Em rất vui và tự hào, mong ngôi chùa sẽ ngày càng được nhiều người biết đến”.

Chia tay chùa Tùng Lâm, xuôi theo dòng sông Hồng chừng 2 km về phía Nam, tọa lạc bên bờ sông Hồng, đền Tuần Quán thuộc địa phận phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái) từ lâu đã trở thành điểm du lịch tín ngưỡng của thành phố. Sử sách ghi, trước đây, khi chưa được khai thông, đền Tuần Quán gọi là miếu.

Đến thế kỷ 15, miếu thờ Mẫu Liễu Hạnh, sau đó được di chuyển xuống Văn Phú. Giữa thế kỷ 19, tướng Lưu Vĩnh Phúc về thăm ải Bách Lẫm, thấy nơi đây hiển linh nên đã cho rước tượng Thánh Mẫu lên địa điểm ngày nay và xây dựng miếu to đẹp hơn trước. Từ đó, miếu trở thành đền. Trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử, hiện đền Tuần Quán đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương và người dân quanh vùng đến cầu an, cầu phúc…

Anh Đặng Bình Minh - trú tại tổ 8, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) cho biết: “Mỗi độ tết đến xuân về, tôi và các thành viên trong gia đình lại tụ hội về đây lễ đền. Điều ấn tượng đối với tôi về ngôi đền có lẽ không chỉ bởi vẻ đẹp tôn nghiêm, non nước hữu tình mà còn bởi nơi đây luôn có những hoạt động văn hoá tín ngưỡng, các trò chơi đậm chất dân gian như chọi gà, kéo co, đánh cờ tướng… rất hấp dẫn”.

Hoà vào dòng du khách thập phương tiếp tục chuyến hành trình tâm linh đầu xuân, chúng tôi tìm về đền Đông Cuông thuộc thôn Cầu Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Là một trong hai ngôi đền lớn nhất vùng thượng lưu sông Hồng còn lưu giữ được những giá trị văn hoá truyền thống trong đời sống tâm linh của đồng bào Tày Khao, lược tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng. Sự kiện được chọn để mở đầu cho hàng loạt các lễ hội chính là nghi thức mổ trâu trắng tế Mẫu. Lễ mổ trâu tế Mẫu diễn ra trong khoảng 3 canh giờ với sự tham gia của hàng ngàn người dân trong vùng và du khách thập phương.

Đây là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu để chuẩn bị cho 2 lễ hội chính của đền, đó là lễ rước Mẫu qua sông và lễ dâng hương tế Mẫu được tổ chức tại miếu Ghềnh Ngai diễn ra lúc trời sáng. Lễ rước Mẫu qua sông có nhiều nghi thức độc đáo vì thế nên đây cũng là dịp để du khách hiểu sâu hơn về cội nguồn lịch sử và truyền thống thượng võ của một vùng đất giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.

Chị Nguyễn Thị Hoa - một du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Tôi đã có cơ hội đi đến rất nhiều nơi trong cả nước. Tuy nhiên, khi đến với đền Đông Cuông tôi luôn có một cảm giác thật đặc biệt, thư thái, an bình”.

Đi lễ chùa là nét đẹp văn hoá, mong rằng phong tục truyền thống này sẽ mãi mãi được lưu giữ và phát huy, trở thành giá trị đạo đức trong đời sống tâm linh của người Việt.

H.O

Các tin khác

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên khắp các bản làng người Dao ở Phú Thọ lại rộn ràng điệu múa Chuông - một nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao đất Tổ.

Ngày thơ lần thứ 11 thu hút đông đảo khách tham quan và người yêu thơ.

Ngày thơ Việt Nam năm nay sẽ được tổ chức trong hai ngày 14 và rằm tháng Giêng (13-14/2), tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Công bố 4 tác phẩm điêu khắc Danh tướng Việt Nam gồm: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi Lễ. (Ảnh: VOV)

Tối 11-2, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục