Cây đa cổ thụ hùng vỹ bậc nhất cả nước

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/6/2014 | 8:06:28 AM

Cây đa Sơn Trà cao 22m, tính đến thời điểm này chu vi thân chính và cụm thân phụ lên đến 85m.

Cây đa cổ thụ 800 năm tuổi tại bán đảo Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Cây đa cổ thụ 800 năm tuổi tại bán đảo Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Sáng 8/6, UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức vinh danh cây đa cổ thụ nằm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là cây di sản Việt Nam.

Đây là cây đa cổ thụ đầu tiên của Đà Nẵng được vinh danh cây di sản Việt Nam và là một trong những cây đa cổ thụ hùng vỹ vào loại bậc nhất của nước.

Cây đa Sơn Trà thuộc họ dâu tằm, cao 22m, tính đến thời điểm này chu vi thân chính và cụm thân phụ lên đến 85m, có 26 rễ phụ, mọc tại tiểu khu 63 thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Cây có tuổi thọ 800 năm tuổi, là nguồn sống của quần thể voọc chà vá chân nâu, một loài linh trưởng đặc hữu của địa hình Đông Dương tại Sơn Trà.

Cây đa Sơn Trà cũng để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử. Bán đảo Sơn Trà có vị trí chiến lược quân sự hết sức quan trọng.

Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1858) và đế quốc Mỹ (năm 1965), bán đảo Sơn Trà trở thành căn cứ địa quan trọng của quân dân Quảng Nam-Đà Nẵng.

Vị trí cây đa Sơn Trà được lực lượng tự vệ, dân quân tự vệ, biệt động thành chọn làm nơi ẩn náu, tụ họp để trao đổi thông tin suốt 2 cuộc kháng chiến

Việc công nhận cây đa Sơn Trà là cây di sản Việt Nam nhằm mục đích quảng bá sự phong phú và đa dạng của hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà cũng như nâng cao ý thức của cộng đồng khi đến tham quan, du lịch tại đây.

Đồng thời sẽ góp phần nâng cao hình ảnh du lịch tại bán đảo Sơn Trà cũng như thu hút khách tham quan du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài.

Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, hiện đã có 600 cây các loại trên cả nước được vinh danh là cây di sản, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn gen quý hiếm của hệ thực vật tại Việt Nam.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác

Tối 8-6, chương trình cầu truyền hình "Tổ quốc nhìn từ biển" tại hai điểm cầu Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) và huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) do VTV6 thực hiện đã được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài THVN. Đặc biệt, lần đầu tiên cầu truyền hình được truyền trực tiếp qua kênh youtube.com/ VTVGo.

Bộ Tư lệnh Hải quân duyệt tấm bản đồ đầu tiên tại Hà Nội.

Đây là tấm bản đồ ghép bằng 88 miếng gốm được nung ở nhiệt độ 1.200 độ C, với kích thước 2,3m x 1,9m, rõ nét từng địa danh, từng tên đảo, đá, cồn san hô, từng bãi cạn, bãi ngầm… trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cùng các hòn đảo khác dọc chiều dài lãnh thổ Việt Nam.

Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế (FIAP) công bố kết quả giải ảnh nghệ thuật trắng đen sáng qua 6.6. Đây là giải của FIAP được trao 2 năm/lần.

Tượng Pushkin toàn thân ở Saint Petersburg là mẫu của bức tượng bán thân ở quảng trường Pushkin tại Praha.

Ngày 6/6, nhân kỷ niệm ngày sinh đại thi hào Nga Alexander Pushkin, tại thủ đô Praha (Cộng hòa Séc) đã diễn ra buổi lễ trọng thể khánh thành bức tượng bán thân của thi hào vĩ đại của nước Nga và thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục