Giới thiệu gần 400 hiện vật nền văn hóa Đông Sơn tại Hàn Quốc

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/7/2014 | 2:32:23 PM

Thông tin từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho hay, gần 400 hiện vật thuộc thời đại kim khí của đơn vị này đang được giới thiệu tới công chúng Hàn Quốc trong chương trình trưng bày chuyên đề “Buổi đầu của nền văn hóa cổ ở Việt Nam - Bình minh trên sông Hồng.”

Công chúng tham quan hiện vật trưng bày (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Công chúng tham quan hiện vật trưng bày (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Chương trình kéo dài từ nay đến hết ngày 10/9 tại Bảo tàng Quốc gia Jeju (Hàn Quốc).

Chương trình trưng bày lần này tập trung vào ba chủ đề: “Các nền văn hóa tiền Đông Sơn,” “Sông Hồng và văn hóa Đông Sơn” và “Các nền văn hóa thời đại kim khí ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.” Trong đó, giới thiệu nền văn hóa Đông Sơn là nội dung trọng tâm của sự kiện.

Theo đó, chương trình sẽ giới thiệu đầy đủ các nội hàm của văn hóa Đông Sơn như: loại hình di tích, di vật, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Đông Sơn, các ngành kinh tế chủ đạo (như nông nghiệp trồng lúa nước, luyện kim đúc đồng) cũng như sự hình thành nhà nước đầu tiên - nhà nước Văn Lang...

Các hiện vật tiêu biểu được trưng bày bao gồm: trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức, công cụ lao động, dụng cụ săn bắn…

Văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc bản địa, hội tụ và phát triển trực tiếp từ các nền văn hóa tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Lam ở miền Bắc Việt Nam. Niên đại của nền văn hóa này kéo dài từ khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ I sau Công nguyên.

Đại diện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt tới trình độ cao với những chiếc trống đồng, thạp đồng có kích thước lớn, hoa văn sắc nét đến từng chi tiết... Luyện kim, đúc đồng là ngành kinh tế mũi nhọn của cư dân Đông Sơn; tạo ra bước phát triển đột phá về kinh tế, xã hội, làm cho văn hóa Đông Sơn thay đổi về chất, vượt lên hẳn so với các nền văn hóa tiền Đông Sơn.

Bên cạnh đó, chương trình trưng bày cũng giới thiệu khái quát về các nền văn hóa đồng đại với văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam (văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trun và văn hóa Đồng Nai ở miền Nam) cũng như mối liên hệ, giao lưu giữa các nền văn hóa này.

Đại diện ban tổ chức cho hay, đây là dịp để công chúng Hàn Quốc nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình cũng góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc.

Sau khi kết thúc, chương trình trưng bày chuyên đề “Buổi đầu của nền văn hóa cổ ở Việt Nam - Bình minh trên sông Hồng” sẽ tiếp tục được chuyển đến tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia Naju ở Tây Nam Hàn Quốc.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ban giám khảo của Masterchef Vietnam 2014: (từ trái qua) đầu bếp Luke Nguyễn, diễn viên Tăng Thanh Hà, doanh nhân Kim Oanh và đầu bếp Tuấn Hải.

Sau nhiều mong đợi, chương trình truyền hình thực tế Vua đầu bếp - MasterChef Vietnam mùa thứ 2 sẽ chính thức trở lại với những vòng thi kịch tính. Chương trình được phát sóng trên kênh VTV3 vào 20h thứ 7 hàng tuần, bắt đầu từ 19/7.

Hình trong sách.

Bộ sách 2 cuốn Chiến binh và Hiệp sĩ (NXB Mỹ thuật và Huy Hoang Bookstore ấn hành) vừa ra mắt độc giả. Đây là hai cuốn bách khoa bằng tranh 3D sinh động được dịch từ bản gốc tiếng Hungary.

Tối 14/7, màn trình diễn diễn ấn tượng của Đoàn hợp xướng nam Thái Bình Dương từng đoạt giải Grammy - Pacific Boychoir Academy (PBA) đến từ Mỹ thu hút người dân và du khách đến Hội An (Quảng Nam) dự xem.

Khám Phá Việt Nam cùng Martin Yan (Martin Yan-Taste of Vietnam), loạt phim ký sự tài liệu truyền hình về ẩm thực, du lịch Việt Nam gồm 26 tập, độ dài 25 phút/tập do Công ty TNHH Truyền thông và Giải trí Điền Quân sản xuất vào năm 2012, đã phát sóng phiên bản tiếng Việt trên kênh truyền hình HTV7 vào năm 2013, sẽ chính thức được hệ thống đài truyền hình KQED, PBS và APT đồng ý phát sóng trên mạng lưới hơn 300 trạm thu phát sóng truyền hình trên toàn nước Mỹ từ ngày 06-9-2014 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục