Ca Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Cập nhật: Thứ năm, 11/6/2015 | 2:46:47 PM
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, cơ quan này đã chính thức công nhận nghệ thuật ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL (ngày 8/6) về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những câu ca đối đáp trong chương trình biểu diễn ca Huế trên thuyền.
|
Cũng theo quyết định nêu trên, cùng với ca Huế, 25 di sản khác cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những di sản văn hóa phi vật thể này thuộc các loại hình: lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Cụ thể, các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận trong đợt này bao gồm:
1/ Lễ hội Đình Vồng (xã Song Vân, huyện Tân Yên, Bắc Giang).
2/ Lễ hội Y Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).
3/ Lễ hội đền Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang).
4/ Nghệ thuật múa khèn của người Mông (Bắc Kạn).
5/ Lễ Cấp sắc của người Tày (Bắc Kạn).
6/ Nghệ thuật tuồng xứ Quảng (Đà Nẵng).
7/ Lễ Kin pang then của người Thái trắng (thị xã Mường Lay, Điện Biên).
8/ Tết Nào pê chầu của người Mông đen (xã Mường Đăng, huyện Mường Ẳng, Điện Biên).
9/ Lễ hội đền Hoàng Công Chất (xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, Điện Biên).
10/ Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Gia Lai).
11/ Lễ hội Quỹa Hiéng (Lễ hội qua năm) của người Dao đỏ (xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang).
12/ Nghi lễ Then của người Tày (Hà Giang).
13/ Lễ hội đình Trịnh Xuyên (xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, Hải Dương).
14/ Lễ hội chùa Hào Xá (xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, Hải Dương).
15/ Lễ hội đền Kỳ Cùng-đền Tả Phủ (Lạng Sơn).
16/ Lễ hội Bủng kham (xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, Lạng Sơn).
17/ Lễ hội Ná nhèm (xã Trấn Yên, huyện Băc Sơn, Lạng Sơn).
18/ Nghệ thuật xòe Thái (Lai Châu).
19/ Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò-Nghĩa Lộ (ihị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái).
20/ Nghệ thuật xòe Thái (Sơn La).
21/ Lễ Hết chá của người Thái (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La).
22/ Hát nhà tơ (hát cửa đình) (Quảng Ninh).
23/ Rối cạn của người Tày ở Thẩm Rộc và Ru Nghệ (xã Bình Yên, xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, Thái Nguyên).
24/ Ca Huế (Thừa Thiên Huế).
25/ Hát Sọong cô của người Sán Dìu (xã Sơn Nam, xã Thiện Kế, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).
26/ Kéo co truyền thống (Tuyên Quang).
Trước đó, ngày 2/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 2189/BVHTTDL-DSVH gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc xây dựng và phê duyệt dự án bảo vệ và phát huy giá trị các di sản trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố tiếp tục bố trí kinh phí để sở văn hóa, thể thao và du lịch triển khai tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh,thành phố; trên cơ sở đó lựa chọn di sản tiêu biểu để lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, đối với những di sản đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố khấn trương chỉ đạo sở văn hóa, thể thao và du lịch lập và triển khai Dự án bảo tồn và phát huy giá trị gửi Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận trước khi trình ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố phê duyệt. Dự án cần tập trung vào hai nội dung cơ bản: truyền dạy kỹ năng, bí quyết và quảng bá, giới thiệu giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.
Theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, các di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong diện kiểm kê để lập hồ sơ khoa học, đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:
1/ Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam.
2/ Ngữ văn dân gian.
3/ Nghệ thuật trình diễn dân gian.
4/ Tập quán xã hội.
5/ Lễ hội truyền thống.
6/ Nghề thủ công truyền thống.
7/ Tri thức dân gian.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 14 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bức tranh “Nối vòng tay lớn vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn” được tạo ra từ vân tay vừa hoàn thành tại Phu Văn Lâu, Huế đã xác lập kỷ lục Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa-Du lịch Việt Nam và nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam được tổ chức tại Osaka để giới thiệu loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của Việt Nam đến người dân Nhật Bản.
Từ những tờ báo đầu tiên đơn sơ, được in thủ công, viết tay trong tù… đến nay, báo chí Việt Nam góp công lớn trong lịch sử dân tộc, đặc biệt tại những thời điểm, những sự kiện có ý nghĩa quan trọng của đất nước.
Được coi là một trong những bộ phim bi thương nhất truyền hình Trung Quốc về đề tài thiên tai và hậu quả mà con người phải chịu đựng phía sau sự phẫn nộ của thiên nhiên, phiên bản truyền hình Đường Sơn đại địa chấn sẽ được phát sóng trên VTV1 vào 13h các ngày trong tuần bắt đầu từ 10-6.