Tổ chức thi kịch nói toàn quốc tại Thanh Hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/6/2015 | 2:19:14 PM

Đây là một trong những sự kiện văn hóa-nghệ thuật chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2015.

3 tác phẩm tham gia cuộc thi của Nhà hát Kịch Việt Nam.
3 tác phẩm tham gia cuộc thi của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Cuộc thi nghệ thuật sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2015 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT&DL) phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức từ ngày 21/6-6/7 tại thành phố Thanh Hóa.

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương cho biết cuộc thi này là hoạt động văn hóa-nghệ thuật quan trọng nhằm phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2015.

Đây cũng là cơ sở đánh giá chất lượng nghệ thuật, hiệu quả hoạt động trong 3 năm qua để định hướng phát triển cho những năm tiếp theo đối với các đơn vị nghệ thuật sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc.

Cuộc thi còn là dịp để các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sĩ gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm, phát hiện những tìm tòi sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật; là dịp để các đơn vị nghệ thuật tập trung xây dựng vở diễn mới có chất lượng nội dung và nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới.

Theo Ban Tổ chức cuộc thi, năm nay các tác phẩm tham dự tập trung vào chủ đề phản ánh tinh thần bất khuất của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước; ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; ca ngợi những nhân tố tích cực trong công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ cái đúng, cái tốt đẹp; lên án các ác, cái thấp hèn và những thói hư tật xấu trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và thiên nhiên...

Ban Tổ chức không hạn chế về đề tài đối với tác phẩm tham dự cuộc thi; khuyến khích các tác phẩm hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương IV khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. 

Nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm và tạo điều kiện cho các tác giả, đạo diễn phát huy tài năng, Ban Tổ chức quy định mỗi tác giả tham gia không quá 3 kịch bản; 1 đạo diễn tham gia không quá 3 vở diễn trong cuộc thi.

Ngoài ra, các tác phẩm tham dự cuộc thi chỉ có thời lượng từ 90 phút đến không quá 150 phút, là những vở diễn được dàn dựng từ năm 2011 đến nay nhưng chưa tham gia cuộc thi nào.

Trong 16 ngày diễn ra cuộc thi, 19 đoàn nghệ thuật sẽ lần lượt trình diễn 29 vở kịch tại Nhà hát Lam Sơn.

Sau khi chấm giải, bình chọn và bỏ phiếu kín, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn để trao các giải thưởng gồm HCV, HCB cho vở diễn; HCV, HCB cho diễn viên; giải xuất sắc cho tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ.

Ông Nguyễn Đăng Chương cho hay các tác phẩm tham dự cuộc thi lần này phong phú về đề tài, có bi kịch, có kịch tâm lý, kịch thị trường và cả chính kịch. Điều đó báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ của sân khấu trong thời gian sắp tới.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Phòng Tiến hóa sinh giới từ khi mở cửa đã thu hút 4.000 lượt khách/tháng

Dự án được Bảo tàng Thiên Việt Nam nhiên triển khai thực hiện từ năm 2012, với nguồn ngân sách phê duyệt 340 tỷ đồng, được xem là một trong những tiềm lực chuẩn bị cho việc xây dựng bảo tàng chuyên đề về thiên nhiên chưa từng có ở Việt Nam.

Các đội văn nghệ ở phường Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ tập luyện trước khi biểu diễn.

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ không chỉ nổi tiếng là vùng "gạo trắng, nước trong" với cánh đồng Mường Lò lớn thứ hai Tây Bắc mà còn là nơi cư ngụ lâu đời của người Thái đen với nhiều nét văn hóa độc đáo.

Nhà báo Hồ Quang Lợi (trái) và Giáo sư Hoàng Chương tại lễ ra mắt sách.

Sáng 17-6, tại Thư viện Hà Nội (số 47, Bà Triệu), nhà báo Hồ Quang Lợi đã ra mắt cuốn sách “Thế sự và mắt nhìn”. Cuốn sách dày 382 trang, được chia làm 3 chương và phần phụ lục cuối sách.

Đây là lần đầu tiên, hình ảnh của Việt Nam thông qua một bộ phim truyền hình dài tập được đưa đến bạn bè thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục