Khai quật cổ vật quý hiếm 1.000 năm tuổi gần Thành nhà Hồ
- Cập nhật: Thứ tư, 24/6/2015 | 7:57:51 AM
Nhiều cổ vật quý hiếm 1.000 năm tuổi vừa được khai quật cách Thành nhà Hồ hơn 1km về phía Đông Nam, nằm liền kề với hệ thống la thành của nhà Hồ.
Khuôn in gốm có niên đại từ thế kỉ thứ 10.
|
Những hiện vật được phát hiện bao gồm nhiều chất liệu: Đồ gốm sứ, sắt, đá quý, xương..., được người dân tại xã Vĩnh Long, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện trong lúc làm ruộng.
Đáng chú ý nhất là những chiếc vò sành cao từ 25 – 33 cm, cổ ngắn, miệng hơi loe, vai phình, thân thon nhỏ dần về đáy, đường kính miệng rộng 17 – 19cm, đáy phẳng đường kính rộng từ 19 – 21cm. Quanh chân cổ vò có bốn quai bố trí cách đều nhau, trên phần thân trên được vẽ trang trí hai đường chỉ chìm chạy song song.
Bát, đĩa chiếm số lượng khá lớn trong tổng số hàng trăm hiện vật được tìm thấy. Phần lớn được tráng men, chân đế để mộc, nhiều chiếc có đường kính miệng rộng tới 20cm. Lòng bát còn các dấu con kê để lại trong quá trình nung gốm. Điều đáng chú ý, những chiếc bát được dùng để đậy úp lên trên các vò sành.
Đặc biệt, tại đây còn phát hiện một số mảnh gốm cổ Đông Sơn, có niên đại cách đây hàng nghìn năm, được trang trí văn thừng hoặc hoa văn ô trám và những mảnh đá quý (loại đá mã não đỏ).
Theo tiến sĩ Trần Anh Dũng - Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết đây là những sản phẩm gốm sứ của người Việt có niên đại vào thế kỷ thứ 10, trong buổi đầu thời kỳ độc lập tự chủ của đất nước dưới hai vương triều Đinh – Tiền Lê. Những hiện vật tương tự đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật tại các di tích Chùa Bà Tấm (Gia Lâm – Hà Nội), Vĩnh Phúc,...bên dưới lớp kiến trúc Lý - Trần.
Những hiện vật trên đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đưa về kho chỉnh lý, bảo quản để phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày.
Trong số những hiện vật Bảo tàng Tổng hợp Bình Định sưu tầm được trong năm 2014 có một chiếc vò gốm Chăm. Chiếc vò gốm này tìm thấy cùng lúc với nhiều hiện vật khác trong quá trình xây bờ kè ở mép sông Côn, thuộc khu vực Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn).
Vò gốm từ 1000 năm trước còn khá nguyên vẹn.
Gò Cây Me là tên một trong năm trung tâm sản xuất gốm cổ Chămpa ở Bình Định. Tuy chưa được đào thám sát, khai quật, song bước đầu ta có thể nhận diện được cấu trúc ban đầu của khu lò gốm ở gò Cây Me qua lớp tường lò xây bằng các bao nung xếp lớp so le, bị phát lộ do nước sông xói lở.
Sản phẩm thu lượm quanh khu gò gồm gốm gia dụng như chén, bát, đĩa, bình, vò, âu, cốc, bình vôi…; gốm kiến trúc có ngói mũi lá, gốm trang trí tháp; gốm mỹ thuật như tượng, phù điêu; gốm liên quan đến kỹ thuật có con kê, thanh kê, bao nung. Đặc biệt, tại đây còn tìm thấy nhiều chồng bát, đĩa nung dính, là những phế phẩm của quá trình sản xuất.
Sản phẩm gốm Chăm lúc bấy giờ không chỉ sản xuất phục vụ cho thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Theo những tài liệu đã công bố thì gốm Chăm đã được phát hiện với số lượng nhiều tại các nước Đông Nam Á, lẻ tẻ ở Ai Cập và Trung Cận Đông.
Vò gốm này là một trong những hiện vật quý trong bộ sưu tập gốm Chăm của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định.
(Theo VOV)
Các tin khác
Thượng tọa Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Hồ Chí MInh (TP.HCM), đã thay mặt chùa Vĩnh Nghiêm và các tăng ni phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức tham gia đấu giá bức tranh với giá 400 triệu đồng.
Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa cho ra mắt bộ phim tài liệu dài 5 tập Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời (kịch bản và đạo diễn: Nghệ sĩ ưu tú Lâm Thành Quý). Bộ phim đã được thực hiện trong 3 năm, đoàn phim đã đến 9 quốc gia trên thế giới để thu thập tư liệu, gặp gỡ một số nhà sử học, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam lẫn thế giới, để có những bằng chứng khách quan, thuyết phục gửi đến người xem.
''Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định,'' sáng tạo là tên bộ phim tài liệu sẽ được trình chiếu trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư (1/7/2015).