“Nhịp cầu” đưa thông tin đến nhân dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/1/2016 | 8:28:37 PM

YBĐT - Năm 2015 khép lại với những thành công và cả những nhọc nhằn ít biết. Dẫu còn những lo toan cơm áo nhưng những người “lính thông tin” vẫn luôn lạc quan yêu đời, làm đủ đầy hơn đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Yên Bái.

Đội TTLĐ tỉnh phối hợp cùng Đội TTLĐ huyện Mù Cang Chải biểu diễn chào mừng tại
Đội TTLĐ tỉnh phối hợp cùng Đội TTLĐ huyện Mù Cang Chải biểu diễn chào mừng tại "Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - năm 2015".

Với phương thức tuyên truyền nhanh nhạy, kịp thời, cơ động, bám sát thực tế thông qua các hình thức tuyên truyền miệng, cổ động trực quan, văn nghệ cổ động, kịch thông tin… các đội Thông tin lưu động (TTLĐ) trên địa bàn tỉnh đã vượt lên những khó khăn vất vả đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đến với nhân dân, thực sự mang lại niềm vui, là “món ăn” tinh thần hấp dẫn đối với bà con ở vùng “lõm” thông tin trong tỉnh.

Nghệ sỹ ưu tú Trần Văn Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh Yên Bái:

 

Thực tế hiện nay, mặc dù hoạt động của các đội TTLĐ rất tích cực và có ý nghĩa thiết thực như: tập trung chuyên sâu vào các chủ đề như xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn minh đô thị, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá... song lại rất khó khăn về kinh phí hoạt động. Kể cả các trang thiết bị phục vụ hoạt động từ phương tiện vận chuyển đến thiết bị âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ... vì vậy, để duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động TTLĐ rất cần sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền và của cơ quan chủ quản.
Toàn tỉnh hiện có 9 đội TTLĐ cấp huyện, thị xã và 1 đội TTLĐ cấp tỉnh, mỗi đội có biên chế từ 7 đến 9 người, trung bình mỗi đội hoạt động phục vụ 65 buổi/năm. Để hoạt động thêm hiệu quả, một số đội đã chủ động hợp đồng tuyên truyền viên (TTV) là người dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa để kết hợp xây dựng kịch bản tuyên truyền bằng hai thứ tiếng.

Qua đó, nâng cao chất lượng tuyên truyền từ chỗ sử dụng chương trình đơn lẻ rời rạc, chắp vá, tham nhiều nội dung đến chỗ sử dụng, kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, sinh động, theo từng chủ đề và đa dạng các thể loại như ca, múa, nhạc, kịch…

Hơn 10 năm làm “lính thông tin” và có nhiều đóng góp cho đội cũng như đơn vị, anh Trần Đình Thịnh - TTV Đội TTLĐ tỉnh chia sẻ: “Đội viên TTLĐ phải đa năng, làm nhiều việc từ lắp ráp, tháo dỡ sân khấu, âm thanh, ánh sáng cho đến ca, múa, diễn kịch, ảo thuật… tuy vất vả nhưng mà vui. Bởi đến đâu cũng nhận được sự yêu quý, háo hức đón chào của người dân địa phương, nhiều khi bà con còn nhiệt tình giúp vận chuyển đồ đạc, dựng sân khấu.

Nhớ lần về biểu diễn, tuyên truyền ở bản Tà Ghênh xã Bản Mù (Trạm Tấu), đường trơn xe không thể đến được điểm diễn, đội phải xin phép chính quyền và được bà con trợ giúp chặt cây, dựng sân khấu ngay ngã ba đường và buổi tối hôm đó có rất đông người đến xem”. Với các anh, các chị những tình cảm quý mến, trân trọng, những tràng pháo tay nồng nhiệt của nhân dân đã vô hình tạo động lực cho các TTV trong đội TTLĐ càng yêu hơn nghề mình đã lựa chọn.

Là “lính mới” của Đội TTLĐ tỉnh, TTV Sổng Thị Sơ người dân tộc Mông chia sẻ: “Khi nghe mình nói, mình hát bằng tiếng của dân tộc mình mọi người đều khen và rất ủng hộ nên việc tuyên truyền không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không thách cưới nhiều hay vận động bà con sản xuất, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để xóa được đói nghèo… đều khá hiệu quả”.

Còn chị Lý Thị Hiền, người Cao Lan ở thôn Đá Cháy xã Hòa Cuông (Trấn Yên) thì chia sẻ: “Trong nhà cũng đã có ti vi những vẫn rất thích được xem chương trình biểu diễn của các đội TTLĐ mỗi lần về xã. Những tiểu phẩm vừa hài, vừa vui mà có ý nghĩa giáo dục trong cuộc sống như chuyện vì cuộc sống bình yên, chuyện sinh đẻ có kế hoạch, hay chuyện hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới... đều rất gần gũi với bà con trong thôn, trong xã”.

Năm 2015 khép lại với những thành công và cả những nhọc nhằn ít biết. Dẫu còn những lo toan cơm áo nhưng những người “lính thông tin” vẫn luôn lạc quan yêu đời, làm đủ đầy hơn đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều thiếu thốn, để nơi mỗi bản làng các anh, các chị qua luôn ngân vang khúc ca yêu đời, yêu nghề: “Chúng tôi là đội viên thông tin/ Gian nguy khuya sớm xa gần ngại chi…/ Thông tin ra đi mang niềm tin của Đảng/ Tiếng hát chúng tôi xua nhọc nhằn vất vả/ Đem đến cho đời với tất cả tình yêu…”.

Vũ Đồng

Các tin khác
Tre nứa được người Khơ Mú sử dụng trong lễ hội Cầu mùa đầu xuân.

YBĐT - Người Khơ Mú sinh sống chủ yếu ở huyện Văn Chấn. Trước đây, kinh tế của người Khơ Mú gần như tự cấp, tự túc. Mọi đồ dùng vô cùng quan trọng đối với họ. Đa số các phương tiện vận chuyển, đồ đựng lương thực, thực phẩm, quần áo, quà tặng, đồ dẫn cưới và dụng cụ âm nhạc đều là sản phẩm đan lát, chế tác từ tre, nứa.

Bức ảnh được NSƯT Chí Trung chia sẻ.

Dịp cuối năm, công chúng thường háo hức chờ đón chương trình Táo quân. Đây là một món ăn tinh thần đặc sắc đã trở thành “truyền thống” trong đêm giao thừa.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Chiều 30/12, tại Hà Nội, ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì cuộc họp báo về việc phát sóng chương trình truyền hình tuyên truyền về các dân tộc rất ít người ở Việt Nam. Đó là những dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

Tại Lễ hội hoa Đà Lạt 2015, mô hình máy bay được kết toàn bộ bằng hoa tươi của Jetstar Pacific thu hút sự chú ý của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục