Công nhận 2 lễ hội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/8/2019 | 2:19:23 PM

Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tranh tài đua thuyền trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con.
Tranh tài đua thuyền trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở tỉnh Quảng Bình vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quyết định này vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký vào ngày 27/8. Lễ hội đập trống của người Ma Coong, một tộc người thuộc dân tộc Bru Vân Kiều ở xã miền núi Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống mừng mùa trăng mới, đậm chất nguyên sơ. Vào giờ khai lễ, già làng đọc lời khấn, cầu trời đất phù hộ dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu.

Còn lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức hàng năm vào dịp Quốc khánh 2/9. Từ năm 1946 đến nay, người dân vùng chiêm trũng Lệ Thủy tổ chức lễ hội đua thuyền để mừng Tết độc lập. Các làng xã thi nhau chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, gái đua giỏi.

Ông Nguyễn Mậu Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, việc công nhận 2 lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương: "Có thể nói việc công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể này góp phần khẳng định mảnh đất, cộng đồng các dân tộc ở Quảng Bình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu gắn liền với quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất. Tạo điều kiện, cơ hội cho các địa phương quảng bá, giới thiệu di sản cho bạn bè cũng như du khách quốc tế”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Bìa sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế”. Ảnh: mic.gov.vn

Nhân 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019), Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam xuất bản cuốn sách "Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế" bằng 4 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp và Nga).

Khách tham quan tại buổi khai mạc Triển lãm ảnh

Phim "Việt Nam, viên ngọc quý của châu Á" đã tái hiện một cách sống động về chiến thắng Điện Biên Phủ với những cảnh quay ấn tượng và xúc động về sự hy sinh anh dũng của quân và dân Việt Nam.

Hôm nay (27/8), dự kiến Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức Lễ phát hành bộ tem kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

Trang phục truyền thống được sử dụng trong lễ hội của người Dao đỏ.(Ảnh: Thanh Miền)

Nằm ở cửa ngõ khu vực Tây Bắc, Yên Bái là nơi hội tụ của 30 dân tộc anh em (trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 56,24% dân số) sinh sống, điều này đã tạo cho Yên Bái thành một vùng văn hoá đa sắc màu, trong đó có trang phục truyền thống. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số đang bị mai một.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục