Thay đổi nguồn kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2022 | 9:34:11 AM

Thay vì sử dụng nguồn vốn đầu tư công, từ ngày 21/9/2022, chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch di tích sẽ được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Ngày 21/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP, chi phí cho hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Quy hoạch.

Cụ thể, chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công. 

Còn chi phí đánh giá quy hoạch thì được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Theo quy định mới tại Nghị định 67/2022/NĐ-CP, tất cả các chi phí trên (gồm chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và chi phí đánh giá quy hoạch di tích) đều được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nghị định 67/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (21/9/2022).

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Bộ phim

Liên hoan diễn ra từ ngày 23/9 đến ngày 7/10, nằm trong khuôn khổ các hoạt động quốc tế thuộc Tuần lễ khí hậu 2022 (19-25/09) của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Những mẫu thiết kế sẽ được trình diễn trong show diễn đầu tiên tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng, Hà Nội.

Quảng bá giá trị văn hóa và điểm đến của Việt Nam, show thời trang "Bước chân di sản" mở màn tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng, Hà Nội, sau đó là Ninh Bình, Mù Cang Chải, Yên Bái, nhà thờ đổ Nam Định…

Trình diễn hầu đồng tại đền Rừng (quận Long Biên, thành phố Hà Nội).

Sau sáu năm được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ đang có sức sống mạnh mẽ. Ngày càng nhiều cơ sở tín ngưỡng có các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, nhất là nghi thức hầu đồng-một hình thức diễn xướng tâm linh quan trọng của thờ Mẫu.

Lúa mới dùng để làm lễ cúng cơm mới của người Mông Mù Cang Chải.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức 7 chương trình năm 2022 tại Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên và Nghệ An nhằm hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục