"Bến không chồng" từ tiểu thuyết lên sân khấu kịch Việt Nam và Hàn Quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/10/2022 | 3:00:14 PM

Tiểu thuyết "Bến không chồng" nổi tiếng của nhà văn Dương Hướng vừa được Nhà hát kịch Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất chương trình biểu diễn Hàn Quốc (KAPAP) "bắt tay" dàn dựng.

Dàn diễn viên tham gia vào vở kịch
Dàn diễn viên tham gia vào vở kịch "Bến không chồng" (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam).

Bến không chồng là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Dương Hướng, một trong ba tác phẩm văn xuôi được giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 1991, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2016, với hơn 14 lần tái bản, được dịch ra nhiều ngôn ngữ quốc tế và chuyển thể thành phim.

Vở kịch Bến không chồng do tác giả Vũ Thị Thu Phong viết kịch bản, phóng tác từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dương Hướng do hai đạo diễn là NSƯT Hoàng Lâm Tùng (Việt Nam) và Kim Min Jeong (Hàn Quốc) dàn dựng, NSƯT Xuân Bắc và ông Um Dong Youl làm Giám đốc sản xuất, nhạc sĩ Giáng Son và Huijea Chung đạo diễn âm nhạc. 

Vở diễn nằm trong chương trình hoạt động hợp tác của hai đơn vị nghệ thuật, hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam (1952-2022) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Hàn Quốc (22/12/1992-22/12/2022).

Vở Bến không chồng lấy bối cảnh ở làng Đông, một làng quê điển hình tại đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhân vật trong câu chuyện kịch là những người phụ nữ mắc kẹt giữa những hủ tục, định kiến của dòng họ và xóm giềng. Những lời dị nghị như những nhát dao cứa sâu vào mỗi người, làm cho họ bức bối đến nỗi tưởng chừng như nghẹt thở. Nhưng vượt qua tất cả những điều bất hạnh đó, ở sâu thẳm bên trong là tình thương yêu, sự hy sinh và khát vọng vươn lên trong mỗi con người... Đây là lý do khiến kịch bản này chạm đến trái tim của nữ đạo diễn Hàn Quốc Kim Min Jeong.

Đạo diễn Kim Min Jeong cho biết, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, đều trải qua chiến tranh và luôn hướng đến tương lai tốt đẹp, vì vậy, các nghệ sĩ hai quốc gia dễ đồng cảm và tìm được tiếng nói chung khi dàn dựng. "Tôi cảm thấy vinh dự khi được tham gia dàn dựng tác phẩm ý nghĩa như thế này để chào mừng 30 năm thiết lập quan hệ hữu nghị hai nước," đạo diễn nói. 

Trong buổi giới thiệu về dự án hợp tác nghệ thuật đặc biệt này, NSƯT Nguyễn Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết, đây là bước đầu dự án hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong hoạt động nghệ thuật sân khấu, nhằm quảng bá nét văn hóa, đất nước, con người Việt Nam tới khán giả Hàn Quốc, đồng thời là dịp để sân khấu kịch Việt Nam giao lưu, học hỏi và phát triển.

Tham gia biểu diễn trong vở kịch là 13 nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam như: Tuấn Vũ, Thu Hồng, Hồ Liên, Lê Quang Đạo, Minh Hải, Thu Thêu, Mai Hương…

Vở diễn được dàn dựng theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được thực hiện ở Việt Nam với việc xây dựng kịch bản, tuyển diễn viên và tập luyện. Ở giai đoạn 2, toàn bộ ê kíp sẽ sang Hàn Quốc để tiếp tục luyện tập và chính thức ra mắt khán giả Hàn Quốc vào ngày 12 và 13/11 và là một trong những vở diễn được chọn phục vụ khán giả trong dịp kỷ niệm 70 thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam vào tháng 12/2022.

Theo tiết lộ của ê-kíp, vở kịch Bến không chồng sẽ biểu diễn trên sân khấu mặt nước. 13 diễn viên sẽ ở trên sân khấu trong suốt vở diễn, tạo nên những câu chuyện, hiệu ứng độc đáo, hấp dẫn. 

Sau khi biểu diễn tại Hàn Quốc, vở Bến không chồng sẽ được đưa về Việt Nam phục vụ khán giả nước nhà và đi lưu diễn ở nhiều quốc gia khác.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Một số ấm chén trong bộ sưu tập

Bộ sưu tập với hơn 1.000 ấm và chén tử sa của bà Ngô Thị Thanh Tâm được xác lập kỷ lục châu Á là "Bộ sưu tập ấm chén tử sa ở nhiều niên đại, có số lượng nhiều nhất châu Á".

Phim hoạt hình Wolfoo được sản xuất tại studio của Sconnect.

Hội Truyền thông số Việt Nam sẽ có văn bản đề nghị các nền tảng YouTube, Facebook không gây thiệt hại cho Sconnect, trong khi chờ phán quyết của tòa án tại Anh và Tòa án Hà Nội.

Sáng 11/10, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp với Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả triển khai và xin ý kiến tham gia, góp ý về chất lượng sản phẩm đề tài khoa học “Chuyển đổi số các hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái hình thành Bảo tàng thực tế ảo (VR)”.

NSƯT Trần Ly Ly (giữa), ông Trần Hướng Dương (phải) và ông Ngô Thanh Tuân

Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 12-28/10, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) với sự tham gia của 1250 nghệ sĩ đến từ 16 đơn vị nghệ thuật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục