Nhạc sĩ Trọng Bằng qua đời ở tuổi 91

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/11/2022 | 4:06:08 PM

Nhạc sĩ Trọng Bằng - Nguyên Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - rời cõi tạm ở tuổi 91. Ông là nhạc trưởng đầu tiên điều khiển các buổi hòa nhạc giao hưởng nổi tiếng ở TP.HCM sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975).

Nhạc sĩ Trọng Bằng.
Nhạc sĩ Trọng Bằng.

Theo nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam- Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Trọng Bằng trút hơi thở cuối cùng vào sáng 21/11 tại bệnh viện Hữu Nghị. Gia đình đang lo hậu sự cho nhạc sĩ Trọng Bằng. 

Với nhạc sĩ Đức Trịnh, nhạc sĩ Trọng Bằng là người thầy đặc biệt yêu quý các lớp học trò và luôn tạo điều kiện để họ phát triển, sáng tác nhạc.

Giáo sư, NSND Trọng Bằng sinh năm 1931 tại Cao Bằng, quê ở Gia Lâm, Hà Nội. Ông từng giữ vị trí Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam...

Nhạc sĩ Trọng Bằng bắt đầu hoạt động âm nhạc từ những năm còn là học sinh các trường trung học thời kháng chiến ở Liên khu IV cũ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn khoa khoá I, ông được cử đi công tác văn nghệ mặt trận Trung Lào, sau đó ra Việt Bắc làm Đội trưởng Đội Ca nhạc Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam).

Ông là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bằng đỏ tại Nhạc viện Tchaikovsky (Liên Xô cũ, 1963). Về nước, ông làm giảng viên Trường Âm nhạc Việt Nam và là chỉ huy các dàn nhạc giao hưởng ở Hà Nội. Năm 1969, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh cũng tại Nhạc viện Tchaikovsky.

Từ 1972-1978, ông chính thức là chỉ huy dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, sau được cử làm Phó Giám đốc kiêm Chỉ đạo Nghệ thuật (1975).

Từ 1978-1984, ông là Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội kiêm Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng do chính ông được Bộ Văn hóa & Thông tin uỷ nhiệm thành lập.

Từ 1984-1996, ông là Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, góp phần quan trọng trong việc đưa Nhạc viện trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn có uy tín ở trong nước và quốc tế.

Trọng Bằng là nhạc sĩ có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền âm nhạc bác học ở Việt Nam. Ông là nhạc trưởng đầu tiên điều khiển các buổi hòa nhạc giao hưởng nổi tiếng ở Sài Gòn sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng (1975).

Ông đã chỉ huy các dàn nhạc giao hưởng Moscow và Tasken trong đợt Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Liên Xô cũ năm 1985, dàn nhạc Electone ở Tokyo (Nhật Bản) mùa hè 1995...

Tuyển tập ca khúc Tình quê hương do ra đời năm 1976 bao gồm nhiều bài hát gắn bó với những năm tháng hào hùng của đất nước như Tình quê hương, Tây Bắc sáng lại, Nhịp máy khoan, Những dũng sĩ Núi Thành, Bài hát bên cầu phao, Bão nổi lên rồi, Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân, Quê hương vang lên tiếng hát tự hào... Ông cũng sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc, được trao giải thưởng.

Bên cạnh các sáng tác âm nhạc, nhạc sĩ Trọng Bằng còn là tác giả âm nhạc của nhiều vở sân khấu như Làng đỏ, Bão biển, Khúc thứ ba bi tráng, Người cầm súng, Những người Nga, Người công dân số 1, Bay trước mùa xuân, Xóm vắng, Đêm cuối cùng ở Tây Ban Nha, Hẹn ngày trở lại... và của nhiều phim truyện như Cù Chính Lan, Biển lửa, Chùm hoa thiên lý, Ngày lễ Thánh, Bức tường không xây, Ngôi sao trên biển, Trừng phạt, Hoàng Hoa Thám... và nhiều phim tài liệu, thời sự...

Từng xin rút khỏi danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2006 sau một vài lùm xùm, năm 2017 ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật cho cụm tác phẩm như giao hưởng thơ Người về đem tới niềm vui, hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng Trường ca Tây Bắc - Điện Biên Phủ, khởi nhạc Chào thiên niên kỷ mới...

Nhạc sĩ Trọng Bằng từng là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đại biểu Quốc hội khoá X. Năm 2013, Giáo sư - NSND Trọng Bằng được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

(Theo TPO)

Các tin khác

Giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 2022 (AMAs 2022) đang được phát sóng trực tiếp từ Nhà hát Microsoft ở Los Angeles và Taylor đang là nghệ sĩ nhận nhiều giải thưởng nhất. Trong đó, nữ ca sĩ đã đánh bại Adele, Beyoncé giành giải Nghệ sĩ của năm của AMAs 2022.

Đại diện các cá nhân trao tặng hiện vật các thời kỳ cho Bảo tàng tỉnh.

Sáng nay - 21/11, Bảo tàng tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật của các cá nhân hiến tặng nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).

Bức tranh White Disaster.

Bức tranh White Disaster (Thảm họa trắng), một trong những tác phẩm nghệ thuật hội họa gây ấn tượng của danh họa Andy Warhol (1928-1987), đã được bán với giá 85 triệu USD.

Tiết mục 'Cội nguồn Việt Nam.'

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị MTTQ động viên đồng bào các dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết, gìn giữ các giá trị lịch sử văn hóa đang được lưu giữ bằng trí nhớ, bằng chữ viết của các dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục