Tái hiện Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hội Gióng tại Lễ hội đền Hùng

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/4/2023 | 2:33:55 PM

Tối 23-4, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hội Gióng ở đền Phù Đổng (thành phố Hà Nội) đã được tái hiện tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Gần 200 nghệ nhân, diễn viên quần chúng giới thiệu di sản Hội Gióng.
Gần 200 nghệ nhân, diễn viên quần chúng giới thiệu di sản Hội Gióng.

Sự kiện trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, nhân Lễ hội đền Hùng, Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm 2023 gắn với kỷ niệm 20 năm Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Tham gia sự kiện là gần 200 nghệ nhân, diễn viên quần chúng được chọn lọc, đề cử từ chính cộng đồng địa phương đang gìn giữ, thực hành di sản, với mong muốn tôn vinh, quảng bá giá trị, vai trò, ý nghĩa của Hội Gióng trong đời sống tinh thần, tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng dân cư vùng châu thổ sông Hồng nói chung, người dân Phù Đổng, huyện Gia Lâm nói riêng.

Tại đây, đoàn nghệ nhân, diễn viên quần chúng đã trình diễn trích đoạn Hội Gióng qua màn diễn xướng mang tính biểu tượng là múa hát Ải Lao, chuẩn bị cỗ khao quân với các nhân vật ông hiệu cờ, ông hiệu trống, cô tướng đốc, cô tướng ngựa…

Theo bà Lý Thị Thúy Hạnh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, khi được đề nghị đưa Hội Gióng giới thiệu với nhân dân vùng đất Tổ và du khách trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm nay, chính quyền và nhân dân địa phương đã rất ủng hộ, ngay lập tức bắt tay vào việc họp bàn chuẩn bị nhân lực, vật lực, triển khai phương án tham gia sự kiện. Bên cạnh gần 200 diễn viên, còn có đội cổ vũ rất đông đảo.

"Điều này không chỉ tạo ấn tượng tốt đẹp cho phần trình diễn của đoàn Hà Nội, mà còn mang lại sự cảm kích, xúc động trước niềm tự hào, tình cảm và trách nhiệm của cộng đồng đang nắm giữ di sản”, bà Thúy Hạnh nói.

Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của UNESCO ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 16-11-2010. Đây là một trong 14 di sản của Việt Nam và là lễ hội duy nhất trong tổng số gần 8 nghìn lễ hội truyền thống của nước ta được vinh danh ở nội dung này.

Lễ hội được UNESCO đánh giá là "một bảo tàng văn hóa, nơi lưu giữ nhiều lớp phù sa tín ngưỡng". Hơn thế, Hội Gióng còn là một hệ thống diễn xướng mang tính biểu tượng, đầy sáng tạo của dân gian.

Lễ hội được tổ chức nhằm tri ân Thánh Gióng, vị thần trong "Tứ bất tử” của người Việt được thờ cúng khắp vùng châu thổ sông Hồng, tạo nên một quần thể lễ hội, trong đó đền Phù Đổng và đền Sóc (tương truyền là nơi Thánh Gióng sinh ra và hóa về trời) là trung tâm thờ cúng. Cùng với Hội Gióng ở đền Phù Đổng, Hội Gióng ở đền Sóc sẽ tiếp tục được Hà Nội giới thiệu trong buổi trình diễn tối 24-4.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Nhiều bộ sưu tập như Linh thiêng nguồn cội, Sắc cọ, Sen gấm được trình diễn trong tối 22/4.

Trong khuôn khổ Lễ hội đền Hùng, Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ năm 2023, áo dài Việt Nam xác lập thêm ba kỷ lục Guinness Việt Nam.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được bẫy bắt năm 2020.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, một trong 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm được ghi nhận chính thức trên thế giới đã qua đời, làm hẹp dần hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới.

Các nghệ nhân trình diễn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Lần đầu tiên, các đoàn nghệ thuật từ Hà Nội, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Đắk Lắk cùng tham dự Liên hoan trình diễn các di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Yulia Peresild, Anton Shkaplerov và Klim Shipenko (từ trái sang phải) trong trang phục phi hành gia.

Bộ phim truyện đầu tiên quay trong không gian The Challenge (Thử thách) bắt đầu được công chiếu tại các rạp chiếu phim ở Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục