Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được ưu tiên trình UNESCO xét duyệt năm 2024

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/5/2023 | 5:00:36 PM

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có văn bản gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc xem xét đăng ký hồ sơ ưu tiên cho đợt xét duyệt năm 2024. Trong đó, Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đề cử làm hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024.

Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) nhận được văn bản số 47/UBQG/2023 ngày 5/5/2023 của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc xem xét đăng ký hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024.

Ngày 15/5, Bộ VHTTDL có văn bản số 1878/BVHTTDL-DSVH đề nghị Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam có văn bản gửi UNESCO thông báo lựa chọn ưu tiên của Việt Nam cho đợt xem xét hồ sơ của Ủy ban Liên Chính phủ năm 2024 là hồ sơ Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam có văn bản gửi UNESCO về việc xem xét đăng ký hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024. Theo đó, Việt Nam xếp thứ tự ưu tiên hồ sơ đề cử Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại) và ưu tiên thứ hai cho Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ (Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp).

Bộ VHTTDL cho biết di sản Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.

Nếu được ghi danh, đây sẽ là di sản đầu tiên của Việt Nam có chủ thể là các dân tộc cả đa số và thiểu số, tạo ra sự cân đối về di sản tín ngưỡng được ghi danh ở các vùng miền, sự cân đối về các tộc người là chủ thể thực hành di sản và cân đối về sự phân bố di sản được UNESCO ghi danh tại Việt Nam.

Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Lễ hội mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Năm 2014, Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ 22-27/4 (âm lịch) hàng năm, được thực hiện theo nghi thức truyền thống gồm: Khai hội, lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh Sắc Thần Ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.

(Theo TPO)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục