Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực chính thức nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/10/2023 | 9:32:31 AM

Tối 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực-thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” và khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tặng hoa tri ân đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc tổ chức Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tặng hoa tri ân đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc tổ chức Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn nhấn mạnh, Nguyễn Trung Trực, một con người "sanh vi tướng, tử vi thần” với 2 chiến công vang dội tiêu biểu; sử sách lưu danh, người đời ca tụng.

Kiên Giang vinh dự và tự hào khi Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 151/QĐ-BVHTTDL ngày 2/2/2023.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (còn gọi là Quản Chơn, Quản Lịch), sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửa An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình làm nghề chài lưới. Sinh thời, ông là người rất tinh thông võ nghệ, am hiểu sách thánh hiền, tính tình cương trực, giàu lòng yêu nước.

Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, ông được tuyển chọn vào đội nông binh dưới quyền chỉ huy của Lãnh binh Trương Định. Năm 1861, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định lần thứ 2, ông cùng đội nông binh tham gia bảo vệ Kỳ Hòa (Gia Định) dưới trướng Thống đốc Quân Vụ đại thần Nguyễn Tri Phương.

Sau khi thành Gia Định thất thủ lần thứ 2 (tháng 2/1861), ông đã tập hợp những người yêu nước, có ý chí chống giặc ngoại xâm hoạt động kháng Pháp ở vùng Tây Nam Bộ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề. 

Sau đó quân Pháp đã bắt được ông, đem xử chém tại Rạch Giá lúc ông mới 30 tuổi.

Để tưởng nhớ công lao của người anh hùng xả thân vì nước, người dân đã lén thờ cúng ông tại đình thờ Ông Nam Hải ở xóm chài trên bờ kênh ông Hiển, nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá. Đến năm 1891, đình thần Nam Hải di dời về địa điểm hiện nay.

Hằng năm, tại đình tổ chức lễ cúng giỗ ông vào các ngày 26, 27, 28/8 âm lịch. Dần dần, ngày cúng ông đã trở thành một lễ hội của đình.

QT - VTV

Các tin khác
Cán bộ Thư viện tỉnh kiểm tra danh mục và số lượng sách nhập trước khi nhập vào kho sách.

9 tháng năm 2023, Thư viện tỉnh Yên Bái đã bổ sung 8.560 bản sách từ nguồn ngân sách cấp để phục vụ bạn đọc; xử lý kỹ thuật 2.795 tài liệu, xây dựng trên 36.920 cơ sở dữ liệu; trong đó tài liệu số hóa là 29.509, tài liệu số là 7.416.

Một giá hầu trong “Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn” tại đền Đông Cuông.

Nhằm phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh, huyện Văn Yên sẽ lần đầu tiên tổ chức Cuộc thi hát chầu văn “Linh thiêng đất Mẫu” Đền Đông Cuông. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 23– 25/10/2023 tại Khu vực sân thượng - Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông.

Nhân dịp này, tỉnh Lai Châu sẽ tổ chức lồng ghép Tuần Văn hóa, du lịch Lai Châu năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phong phú, hấp dẫn

Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người được tổ chức nhằm tôn vinh, phát huy và lan toả giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc rất ít người. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc.

Quang cảnh buổi tập huấn

Trong 3 ngày 9 - 11/10, tại xã Khai Trung (Lục Yên), Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục