Mù Cang Chải xây dựng đời sống văn hóa gắn với bảo tồn giá trị truyền thống

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/11/2023 | 1:58:29 PM

YênBái - Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, nhận thức của nhân dân còn hạn chế, đời sống, sinh hoạt còn lạc hậu nên huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân một mặt xóa bỏ các hủ tục, tập tục lạc hậu; mặt khác, chú trọng bảo tồn, giữ gìn các phong tục tập quán tốt đẹp, truyền thống văn hoá đặc sắc, góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương.

Du khách tham quan, trải nghiệm các sản phẩm truyền thống, đặc trưng tại gian hàng của xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.
Du khách tham quan, trải nghiệm các sản phẩm truyền thống, đặc trưng tại gian hàng của xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.

Nằm cách xa trung tâm xã La Pán Tẩn, bản Trống Páo Sang hiện có 130 hộ, 100% là đồng bào Mông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Để từng bước cải thiện đời sống nhân dân, những năm qua, bản Trống Páo Sang đã chú trọng vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng đời sống văn hoá của bản. 

Ông Lý Chồng Di - Bí thư Chi bộ bản Trống Páo Sang cho biết: "Xác định đổi mới là giải pháp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nên Chi bộ đã chỉ đạo cán bộ, đảng viên nói đi đôi với làm, tiên phong làm trước, rồi vận động người nhà, bà con các chòm xóm làm theo, với phương châm "cầm tay chỉ việc”, đổi mới từ nhận thức đến hành động. Trong đó, Chi bộ đã xây dựng kế hoạch cụ thể từ làm đường giao thông nông thôn, điện, nước, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế gia đình... để tuyên truyền nhân dân thực hiện”. 

Theo đó, từ năm 2021 đến nay, nhân dân bản Trống Páo Sang đã hiến đất và tham gia hàng trăm ngày công lao động bê tông hóa được 3,8 km đường tiêu chuẩn và 2 km đường bê tông đặc thù. Các gia đình trong bản đã tự giác làm chuồng trại gia súc xa nhà, xây dựng bể chứa nước, nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh; 100% người chết được đưa vào quan tài và làm ma không quá 24 tiếng; các tập tục lạc hậu trong việc tang được xoá bỏ; không còn chuyện thách cưới, không còn trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; vận động nhân dân gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống như bảo tồn nghề dệt vải, thêu thổ cẩm, nghề rèn đúc, chế tác nhạc cụ... 

Đến nay, 99% số hộ ở bản Trống Páo Sang đã có đường bê tông đến nhà, 127/130 hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đảm bảo an toàn; 100% số hộ trong thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% con em được đi học đúng độ tuổi...

Với xã Dế Xu Phình, từ sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân trong thực hiện các Phong trào thi đua "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, "Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”... 

Theo đó, nhân dân đã tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động, nhất là ở 2 bản Háng Cuốn Rùa và Phình Hồ. Từ năm 2022 đến nay, ngoài hiến đất và cây cối trên đất, nhân dân 2 bản Háng Cuốn Rùa và Phình Hồ đã đóng góp được 170 triệu đồng tiền mặt cùng hàng trăm ngày công lao động  bê tông được 3,8 km đường giao thông; duy trì thường xuyên hoạt động vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh đường làng, ngõ xóm, không chỉ tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp ở 2 bản mà còn tạo sức lan tỏa rộng khắp trong toàn xã. 

Bà Chang Thị May, bản Háng Cuốn Rùa chia sẻ: "Thực hiện mục tiêu phấn đấu năm 2023, bản Háng Cuốn Rùa ra mắt bản nông thôn mới, tôi vận động con cháu tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động mà bản và xã phát động như: lao động, vệ sinh; chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước, không đẻ nhiều con, không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không mê tín; thực hiện ăn ở sạch như làm chuồng trại gia súc xa nhà, làm nhà tiêu, nhà tắm, mua téc về đựng nước sinh hoạt đảm bảo sạch sẽ”. 

Là huyện vùng cao, còn nhiều khó khăn nên công tác xây dựng đời sống văn hoá luôn được huyện Mù Cang Chải chú trọng lồng ghép thực hiện cùng các chương trình như xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, an ninh trật tự... 

Ngoài ra, các hoạt động bề nổi cũng được huyện chú trọng chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn chủ động thực hiện hiệu quả. 

Điển hình là tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, cơ quan, đơn vị; công tác gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc như: trình diễn nghệ thuật khèn Mông, thêu thổ cẩm, nghề rèn đúc truyền thống, trình diễn giã bánh dày, vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải, chương trình văn hoá, văn nghệ bản sắc... được duy trì, bảo tồn, gìn giữ.  

Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Hiện nay, huyện Mù Cang Chải có tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99%; tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 81,5%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 85,6%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa đạt 73,4%... 

Đặc biệt, nghệ thuật trình diễn Khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực lớn để Mù Cang Chải tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào, hoạt động xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn.  

Châu Á

Tags Mù Cang Chải xây dựng đời sống văn hóa bảo tồn giá trị truyền thống

Các tin khác
Em Vũ Thảo My, lớp 5A, Trường Tiểu học Yên Thịnh, thành phố Yên Bái vượt qua các vòng thi để ghi tên mình vào vòng Chung kết.

Trong Cuộc thi Tìm kiếm tài năng MC nhí toàn quốc năm 2023, em Vũ Thảo My, lớp 5A, Trường Tiểu học Yên Thịnh, thành phố Yên Bái đã xuất sắc lọt vào top 16 thí sinh có mặt tại vòng Chung kết.

Dịch giả Dương Trung Dũng và cuốn lịch in Kim Vân Kiều tân truyện do anh dịch

"Kim Vân Kiều tân truyện" - một bản Kiều cổ chép tay với nhiều tranh vẽ đẹp của triều Nguyễn, hiện đang được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Anh ở London vừa được đưa lên cuốn lịch bloc 2024 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Ông Lò Tuyên Dung tham gia dạy chữ Thái ở một lớp dạy chữ Thái được mở ở vùng Mường Lò.

Dân tộc Thái là một trong số những dân tộc có chữ viết trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam. Cho tới nay, dân tộc Thái có tới 6 bộ chữ, ở mỗi vùng, miền khác nhau, phổ biến nhất là bộ chữ của người Thái đen bao gồm các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên với một kho di sản đồ sộ là hơn 3.000 bản sách cổ đang được lưu trữ ở bảo tàng tỉnh Sơn La và rất nhiều bản sách khác đang được lưu trữ trong cộng đồng.

Quang cảnh buổi bế mạc Trại sáng tác VHNT năm 2023.

Ngày 8/11, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Yên Bái đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác VHNT với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng các văn nghệ sĩ tham dự Trại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục