Sa Pa có thêm 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/11/2023 | 2:57:04 PM

Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trang phục của người Mông đen Sa Pa không rực rỡ sắc màu, mà thể hiện giá trị qua sự độc đáo trong cách làm hoàn toàn thủ công, họa tiết, hoa văn sắc nét.
Trang phục của người Mông đen Sa Pa không rực rỡ sắc màu, mà thể hiện giá trị qua sự độc đáo trong cách làm hoàn toàn thủ công, họa tiết, hoa văn sắc nét.

Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định 3433/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông Đen thị xã Sa Pa đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trang phục của người Mông đen Sa Pa không đẹp bởi sự rực rỡ sắc màu, mà từ sự tinh tế trong cách tạo hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế. Trang phụcđược làm hoàn toàn thủ công từ các nguyên liệu tự nhiên gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: Vải được làm từ sợi lanh, được nhuộm màu tràm tự nhiên, trang trí họa tiết, hoa văn bằng bằng sáp ong, thêu thổ cẩm… Trang phục còn là sản phẩm văn hóa tạo nên nét đặc trưng của người Mông đen. 

Đây là thành quả quá trình lao động cần mẫn của người phụ nữ, trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài đã trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của một dân tộc. Ngày nay, người Mông đen Sa Pa vẫn giữ thói quen làm và sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc. 

Việc công nhận Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông Đen thị xã Sa Pa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo cơ hội để cộng đồng dân tộc Mông nơi đây thêm trân trọng, gìn giữ truyền thống lâu đời của dân tộc; góp phần phát huy các giá trị nét văn hóa thành sản phẩm độc đáo, phục vụ du lịch địa phương.

Được biết đến thời điểm này, thị xã Sa Pa đã có 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

MQ theo Báo Lào Cai

Các tin khác
Hội thảo diễn ra sáng 14/11.

Sáng 14/11, Chi hội Thơ thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội thảo về tác phẩm, tác giả Lê Ngân với chủ đề: “Thơ Lê Ngân - Bài ca thấm đẫm tình người”.

Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải - một nghề thủ công truyền thống gắn bó bao đời với bà con người Mông ở Yên Bái.

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian.

Tháp nước Hàng Đậu sẽ lần đầu được

Với hơn 60 hoạt động văn hóa sáng tạo, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 được kỳ vọng sẽ mang tới cho người dân nhiều trải nghiệm mới mẻ từ những di sản văn hóa dọc bên bờ sông Hồng qua các không gian nghệ thuật đặc sắc.

Lãnh đạo xã Thịnh Hưng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đền Đồng Kè.

Sáng 13/11, tại thôn Hơn, UBND xã Thịnh Hưng (Yên Bình) đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Đền Đồng Kè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục