Góp sức bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2023 | 2:01:51 PM

YênBái - Với mục tiêu là tập hợp, đoàn kết các nghệ nhân, người am hiểu, người nắm giữ, những người nghiên cứu, sưu tầm, những người uy tín, đam mê yêu thích văn hóa truyền thống, tri thức dân tộc thiểu số…, Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ với số lượng thành viên hơn 100 người, luôn duy trì và hoạt động có chất lượng, nhằm phát huy các giá trị văn hóa, bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ.

Các thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ các giá trị văn hóa, bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc tại địa phương.
Các thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ các giá trị văn hóa, bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc tại địa phương.

Được thành lập và hoạt động từ năm 2007, với 100% các thành viên tự nguyện tham gia hoạt động nhằm đóng góp công sức, tri thức, trí tuệ của mình cho việc bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống, tri thức bản địa dân tộc thiểu số vùng Mường Lò, nhất là các giá trị văn hóa đặc sắc truyền thống đã và sắp bị mai một, trong thời gian qua, CLB đã tập hợp được đội ngũ thành viên tham gia tương đối đông đảo, tổ chức hoạt động hoàn toàn bằng phương thức xã hội hóa; trở thành một trong những tổ chức sáng lập, là thành viên thuộc Mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc thiểu số Việt Nam (VTIK), dưới sự bảo trợ, giúp đỡ hỗ trợ hoạt động của Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động, các thành viên của CLB đã được tham gia sinh hoạt, hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ; đồng thời, được tham gia các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm tập huấn nâng cao kỹ năng hoạt động trong hệ thống mạng VTIK toàn quốc, một số thành viên được Trung tâm CSDM cử tham dự các hội nghị, hội thảo, diễn đàn phụ nữ dân tộc thiểu số tại một số nước châu Á, cộng đồng ASEAN và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.

Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, CLB luôn bám sát nghị quyết của Đảng, nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, đề án xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ theo chương trình kế hoạch hàng năm của cấp ủy, chính quyền; bám sát các chương trình hoạt động của Trung tâm CSDM để phân công các thành viên thực hiện và phối hợp tổ chức các hoạt động bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng Mường Lò đạt kết quả thiết thực.

Một số nội dung quan trọng CLB đã triển khai như: bảo tồn phát huy chữ Thái cổ, nhạc cụ dân tộc, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống; bảo tồn phát huy dân ca, phong tục tập quán, trang phục, nghề truyền thống, các trò chơi dân gian; bảo tồn phát huy dân vũ, đặc biệt là xòe Thái, xây dựng đội văn nghệ bảo tồn, khuyến khích, giúp đỡ các thành viên CLB và các tổ chức, hộ gia đình có điều kiện phát triển sản phẩm đặc sắc truyền thống, ẩm thực dân tộc phục vụ thu hút du lịch; khôi phục bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa người Mường…

Năm 2023, CLB đã mở lớp học chữ Thái cổ tại phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ có sự tham gia của 36 học viên là cán bộ, công chức và những người yêu thích văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn.

Tại đây, học viên được các nghệ nhân CLB truyền dạy bảng chữ cái, cách ghép vần, nhận diện các mặt chữ Thái cổ. Song song với lớp học chữ Thái cổ diễn ra vào thứ 2, 4, 6 trong tuần, CLB còn tổ chức lớp nhạc cụ dân tộc khèn bè và pí ló cho 16 học viên là những người yêu thích, đam mê nhạc cụ dân tộc Thái vào các ngày thứ 3, 5, 7 trong tuần...

Trong hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn, các thành viên nòng cốt của CLB thực sự là hạt nhân lan tỏa, truyền lửa cho hệ thống giáo dục và đào tạo thị xã, mạnh dạn xây dựng, mở rộng các hoạt động bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống trong các nhà trường, được đông đảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh hào hứng, nhiệt tình tham gia với niềm tự hào sâu sắc, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.

Bên cạnh đó, CLB đã chủ trì thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh về "nghiên cứu bảo tồn phát huy 6 điệu xòe cổ dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò”; tổ chức xây dựng kịch bản, tập bài giảng 6 điệu xòe cổ, phối hợp truyền dạy xòe cổ trong cộng đồng và trường học, giúp 100% trường học trên địa bàn phát huy các điệu xòe, trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục, cuốn hút học sinh, giáo viên tham gia…

Bà Lò Thị Huân - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Bên cạnh việc tích cực tham gia bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi, các nghệ nhân thành viên CLB còn rất hăng say, dày công nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa đặc thù truyền thống, viết sách, dịch sách chữ Thái cổ; sáng tác, sưu tầm các bài hát, khắp phục vụ công tác bảo tồn và tham gia phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tại gia đình, cộng đồng", bà Huân nói.

"Tham gia cố vấn, tư vấn, đóng góp ý kiến cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn, các đạo diễn, biên đạo, ban tổ chức các chương trình đưa văn hóa truyền thống lên sân khấu trình diễn, quảng bá trong các sự kiện văn hóa của vùng, địa phương. Tư vấn giúp đỡ các nhà trường tổ chức không gian văn hóa cho học sinh trải nghiệm, tư vấn một số hộ gia đình xây dựng không gian văn hóa du lịch cộng đồng, sản phẩm phục vụ du lịch”…

Có thể thấy, việc bảo tồn nét văn hóa truyền thống đã được Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ hiện thực hóa bằng cách làm bài bản, cụ thể. Từ đây, đào tạo nên một thế hệ con em đồng bào các dân tộc thiểu số không chỉ vững vàng về tri thức mà còn am hiểu văn hóa dân tộc mình, tiếp nối các thế hệ đi trước, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương.
Thiên Cầm

Tags Nghĩa Lộ Văn hóa nghiên cứu sưu tầm người uy tín

Các tin khác
Câu lạc bộ về hát Then, Khắp cọi của Trường TH&THCS Mường Lai

Đến nay trên địa bàn huyện Lục Yên có 100% trường học thực hiện mô hình trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và nhiều trường xây dựng không gian văn hóa dân tộc trong nhà trường, lớp học...

Đêm đại xòe Mường Lò.

Yên Bái không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi có nhiều di sản văn hóa lịch sử quan trọng. Nỗ lực bảo tồn và phát triển di sản tại Yên Bái đang trở thành một điểm nhấn quan trọng trong việc du lịch và phát triển bền vững của vùng. Với sự phát triển của công nghệ, ngành văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh cũng đã có những ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản văn hóa.

Bà Bùi Thị Minh Hoài - trưởng Ban Dân vận Trung ương và ông Nguyễn Đình Khang - chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - trao giải nhất cho các tác giả

Tối 26-11 tại Hà Nội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn.

Chậu trống có niên đại khoảng thế kỷ 1-2, đầu Công nguyên vừa được phát hiện tại xã Hưng Khánh, Trấn Yên

Chiếc chậu trống cổ được phát hiện giữa cách đồng thuộc thôn 2, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục