Lễ hội đình làng Dọc - Ngày hội đậm đà màu sắc của người Tày cổ

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/2/2024 | 11:28:07 AM

YênBái - Trong 2 ngày 13 – 14/2 (tức mùng 4, 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn), xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên tổ chức Lễ hội Đình Làng Dọc năm 2024. Đây là lễ hội dân gian mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ, là dịp để cầu cho mạ xanh lúa tốt, cuộc sống an lành, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.


Đông đảo nhân dân và du khách về dự Lễ hội Đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên.

Làng Dọc xưa có tên cổ là Bản Guộc hay Bản Lọc, nghĩa tiếng Tày là bản rừng rậm. Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (đời vua Khải Định triều Nguyễn và được vua ban sắc phong). 

Đình làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành hoàng làng còn thờ ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Vì thế, Lễ hội đình làng Dọc không chỉ mang đậm màu sắc tâm linh mà mang những giá trị văn hóa, lịch sử, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Lễ hội cũng là dịp để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khai khẩn ra mảnh đất này.

Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức đều đặn hai kỳ một năm. Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức lần đầu vào tháng Giêng âm lịch, rơi vào hai ngày mồng Ba và mồng Bốn, được gọi là Lễ hạ điền. Kỳ hai của Lễ hội đình làng Dọc sẽ được tổ chức vào hai ngày 13 và 14 tháng Bảy âm lịch hàng năm, hay còn gọi là Lễ hội cầu Thần Nông. 


Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, kết hợp hài hòa giữa nghi thức tế lễ truyền thống của người Kinh cùng với những điệu múa xòe then đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. 


Phần hội diễn ra sôi động với các hoạt động thể dục thể thao phong phú, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Phần lễ được tổ chức linh thiêng, trang nghiêm và tiết kiệm, là sự kết hợp hài hòa giữa những nghi thức tế lễ truyền thống của người Kinh cùng với những điệu múa xòe then đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Trong phần lễ cúng Thành hoàng, tổ tiên và các bậc tiền nhân có công khai khẩn vùng đất này, người dân đã dâng lên các đấng thần linh những lời cảm tạ và cầu mong một mùa màng tươi tốt, ấm no với cuộc sống sung túc, đủ đầy trong cả năm.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Lễ hội đình làng Dọc đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân, minh chứng cho sức sống mãnh liệt của một lễ hội mang đậm giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đậm nét tâm linh của đồng bào các dân tộc huyện Trấn Yên. Đây cũng là dịp để thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc Kinh, Thái, Tày, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, và tưởng nhớ đến tổ tiên đến ông cha đã có công khai khẩn ra mảnh đất này. 

Lễ hội góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống  quê hương cách mạng cho thế hệ trẻ đồng thời là dịp để địa phương quảng bá, giới thiệu về mảnh đất Việt Hồng nằm trong quần thể Di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần, chứa đựng những giá trị văn hóa - lịch sử cùng sự đa dạng, phong phú của cảnh quan thiên nhiên đến du khách gần xa.

Thu Trang - Bùi Minh

Tags Lễ hội đình làng Dọc Ngày hội đậm đà màu sắc người Tày cổ

Các tin khác
Tết không chỉ là dịp mừng đón mùa xuân mới mà còn là dịp sum họp, mong ai cũng được đủ đầy hạnh phúc.

Tết và các phong tục của Tết đã ra đời cả nghìn năm trước, với xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp. Cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, lối sống, nhu cầu của từng cá nhân, gia đình cũng có nhiều thay đổi. Bởi thế cách gìn giữ, lan tỏa giá trị của Tết chính là đi tìm sự thích ứng, hài hòa để những nét đẹp văn hóa truyền thống được nối dài và tiếp tục phát huy trong xã hội hiện đại.

Ảnh minh họa.

Những hộp sôcôla hình trái tim đã trở thành biểu tượng của Ngày lễ tình nhân (Valentine) đối với nhiều cặp đôi trên thế giới. Nhưng truyền thống này đến từ đâu? Trong khi nguồn gốc của Ngày lễ tình nhân có từ thời La Mã, việc tặng quà bằng kẹo chỉ mới ra đời gần đây.

Chọn ngày giờ tốt đầu năm để xuất hành, khai trương là phong tục truyền thống của người Việt từ lâu.

Chọn ngày xuất hành là phong tục không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Chuyên gia phong thuỷ Phạm Cương (tác giả cuốn sách Cẩm nang phong thuỷ 2024) chia sẻ chi tiết về ngày xuất hành, khai trương cho dịp Tết Giáp Thìn năm nay.

Họa sĩ Bình Nhi. Ảnh: NVCC.

Hình ảnh hoa sen trong tranh họa sĩ Bình Nhi ca ngợi sự thuần khiết, vô nhiễm cao quý trong đạo Phật cũng như tinh thần sâu sắc của người Việt. Các hoa văn trên điêu khắc xa xưa cũng được chị nghiên cứu đưa vào tranh, vẽ trên áo dài, đĩa gốm và lọ… với mong muốn gìn giữ hồn phách của văn hóa Việt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục