Xã Mai Sơn (Lục Yên) đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2024 | 10:59:04 AM

YênBái - Vừa qua, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố.

Thừa ủy quyền, đồng chí Nông Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện đã trao bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố cho xã Mai Sơn.
Thừa ủy quyền, đồng chí Nông Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện đã trao bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố cho xã Mai Sơn.

Di tích Đình và miếu Bản Phố nằm trên gò đất bằng phẳng, được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi và đồi thấp thuộc thôn Sơn Tây xã Mai Sơn.

Đình Bản Phố có lịch sử hình thành từ cuối thế kỷ XVIII trên cơ sở một miếu nhỏ phát triển lên. Vùng đất Mai Sơn là nơi quần cư của người dân tộc Tày. Người Tày tin rằng các cánh rừng, mảnh nương, dòng sông, con suối đều do các thần linh ngự trị nên việc mưa thuận gió hòa hay thiên tai, bão lũ, được mùa hay mất mùa đều do thần linh định đoạt. Chính vì thế, cùng với quá trình khai mở vùng đất, họ tạo dựng cho mình một thiết chế tín ngưỡng gọi là miếu thờ Thành Hoàng làng. Đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, một nhóm người Kinh thuộc dòng họ Hoàng Tinh từ Nam Đàn, Nghệ An di cư đến sinh sống tại vùng đất này, họ nhanh chóng thích ứng với các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng với người dân bản địa. 

Miếu Bản Phố nằm cách đình khoảng 150m về hướng Nam, xưa kia chỉ là một vùng đất hoang vu, cụ tổ Hoàng Tinh Lượng là một vị quan triều Nguyễn được triều đình giao cho 12.000 quân trấn ải một khu vực rộng lớn từ Lào Cai, Hà Giang đến Lục Yên, Văn Yên. Khu vực ông ở là xã Mai Sơn ngày nay tạo nên một khu vực đông đúc dân cư nên gọi là Bản Phố. 

Vào thời Tây Sơn, nhân dân các dân tộc trong xã cùng các địa phương dọc vùng sông Chảy đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh dưới sự chỉ huy của vị tù trưởng họ Hoàng. Trong một trận đánh, vị tù trưởng cùng nhiều quân lính đã hy sinh. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi ông mất, nhân dân trong vùng đã tôn ông thành một vị thần và xây dựng miếu để thờ cúng. Miếu Bản Phố được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2.

Trải qua thời gian, các thiết chế xưa đã bị hư hỏng, sau này được nhân dân và dòng họ Hoàng Tinh xây dựng, tôn tạo lại như hiện nay, trong đó đình Bản Phố có diện tích khoảng 12m2, miếu Bản Phố có diện tích 8m2.

Ngày 19/12/2023, UBND tỉnh Yên Bái có Quyết định số 2442/QĐ-UBND cấp bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn.

Việc di tích Đình và miếu Bản Phố được UBND tỉnh Yên Bái xếp hạng là di tích cấp tỉnh không chỉ là sự tôn vinh khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích mà còn là sự ghi nhận công lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mai Sơn, của dòng họ Hoàng Tinh, qua đó tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của di tích.

Văn Tuấn

Tags Mai Sơn Lục Yên đất Ngọc nông thôn mới

Các tin khác
Vẻ đẹp trường tồn của bộ Cửu đỉnh tại sân Thế Tổ Miếu, Đại Nội Huế.

Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, ngày 8/5, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế đã được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới đạt số phiếu 23/23 nước tham gia. Đây là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.

Các cựu chiến binh và học sinh đến tham quan tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong đợt cao điểm tháng 4 và 5, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã đón trên 1.750 lượt khách tham quan và trải nghiệm.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận kỷ lục tới Tập đoàn Mường Thanh.

Chiều 7-5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục cho chương trình “Đồng diễn xòe Thái-Một vòng Mường Thanh”.

Các em học sinh thăm Di tích nhà ông Trần Đình Khánh tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên.

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục