Cục Điện ảnh: Sẽ chiếu phim ''Đào, phở và piano'' cho cả nước xem

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2024 | 2:26:51 PM

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh thông tin, vào ngày 10-10 tới đây, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chiếu phim này cho khán giả cả nước xem.

Ngày 11-4, tại buổi họp báo thường kỳ quý 1 của Bộ VH-TT&DL, Cục Điện ảnh đã trả lời nhiều vấn đề nóng mà báo chí quan tâm.

Trong đó, khi nhắc đến thành công của phim Đào, phở và piano, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh thông tin: Phim này do Nhà nước đặt hàng, được chiếu thí điểm và có doanh thu 21 tỷ đồng. Có ý kiến cho rằng, phim Nhà nước làm xong và "cất kho" là không đúng. Phim Đào, phở và piano được gửi đi chiếu ở tuần phim Việt Nam cả nước và nước ngoài.

"Vào ngày 10-10 tới đây, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chiếu phim này cho khán giả cả nước xem"- ông Thành nói.

Trước câu hỏi về việc Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM (HIFF 2024) xuất hiện ít phim Việt Nam, người đứng đầu Cục Điện ảnh giải thích: LHP Quốc tế TP.HCM chia ra hai mục là phim ngắn và phim dài.

Theo đó, phim Ầu ơ ví dầu của đạo diễn Lê Bình Giang từng được lựa chọn ở hạng mục Phim Đông Nam Á (quan trọng nhất). Tuy nhiên do chưa được cấp phép và vướng một vài vi phạm của luật điện ảnh, vì vậy nên bộ phim không được đưa vào để cử.

Ngoài ra, ở hạng mục phim ngắn, phim Việt Nam có tới ba tác phẩm là Bát mã truy phong, Cuối giường dậy lên một tiếng gọi và Ngủ ngon con yêu.

"Với thể lệ của một LHP Quốc tế, mỗi nước chỉ được một vài phim tham gia để bình đẳng. Không thể lấy lý do vì là nước đăng cai mà tham gia nhiều phim. Với số lượng phim Việt tham gia tranh giải như vậy, theo tôi là hợp lý"- Cục trưởng Cục điện ảnh nói.

Ngoài ra, Cục trưởng Cục điện ảnh Vi Kiến Thành cũng nói thêm Việt Nam hiện có ba Liên hoan phim Quốc tế được tổ chức. Đó là LHP Quốc tế Hà Nội, LHP Quốc tế TP.HCM và LHP Châu Á ở Đà Nẵng.

"Theo Luật điện ảnh năm 2022, chúng ta cho phép các địa phương đứng ra tổ chức liên hoan phim. Với mục đích cởi mở, tạo ra nhiều sân chơi giúp các nghệ sĩ trong nước, nước ngoài giao lưu, cọ sát. Vì vậy thông tin LHP Quốc tế TP.HCM vi phạm pháp luật là không chính xác"- ông khẳng định.

Liên quan đến thực trạng tại Hãng phim truyện Việt Nam, ông Vi Kiến Thành cho biết, Thanh tra Chính phủ đang làm việc về vấn đề thoái vốn ở Hãng phim truyện Việt Nam. Quy trình thoái vốn đã gặp nhiều vấn đề phức tạp, đang được thực hiện theo quy định.

Sau 5 năm, hai kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam đến nay vẫn chưa được giải quyết. Thanh tra Chính phủ vừa ban hành quyết định kiểm tra việc thực hiện hai kết luận thanh tra này.

Ông Vi Kiến Thành cũng nêu quan điểm về 300 phim bị hư hỏng nặng tại hãng do điều kiện bảo quản xuống cấp.

"Cục Điện ảnh đã trả lời nhiều lần về số phim bị hỏng. Số phim ở hãng là bản lưu, được giữ lại để khai thác, bản gốc đều được lưu trữ ở Viện phim Việt Nam. Một số nhân viên ở hãng phim nhiều lần đề xuất việc khôi phục số phim đã hỏng, tuy nhiên, khả năng phục hồi là không có.

Chúng ta cũng không nên tính đến việc này, bởi các bản gốc của phim vẫn được bảo quản ở Viện phim Việt Nam. Đây là thông tin đã được Viện phim Việt Nam công bố, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đã xuống trực tiếp kiểm tra, làm việc về công tác lưu trữ"- ông Vi Kiến Thành nói.

(Theo PLO)

Các tin khác
Tái hiện cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa.

Sau nhiều năm bị mai một, năm 1993, Minh Nông lần đầu tổ chức phục dựng lại một phần lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Năm 2018, lễ hội được thành phố Việt Trì khôi phục, tổ chức quy mô. Các nghi lễ truyền thống như cáo yết, cúng Thần Nông, tế lễ, rước kiệu, đặc biệt là phần tái diễn sự tích “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” được tiến hành đầy đủ, trang nghiêm.

Văn nghệ sĩ trong tỉnh tham gia Trại sáng tác chuyên ngành Văn hóa dân gian, VHNT các dân tộc thiểu số năm 2024 tại Lục Yên, góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất con người vùng đất ngọc đến với du khách gần xa.

Những năm qua, văn học nghệ thuật (VHNT) Yên Bái đã có nhiều đóng góp tích cực trong tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Lục Yên. Trong đó, nhiều tác phẩm VHNT của các tác giả đã đạt được giải thưởng, góp phần đưa hình ảnh du lịch Lục Yên đến đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội là danh thắng nổi tiếng.

Từ ngày 12 tới 16-4, huyện Quốc Oai, Hà Nội sẽ tổ chức lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai hội chùa Thầy năm 2024.

Các đoàn đại biểu và nhân dân thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức vua Lý Thái Tổ.

Sáng 11-4 (tức mùng 3 tháng 3, âm lịch), Lễ dâng hương tưởng niệm 996 năm Ngày mất Đức vua Lý Thái Tổ (1028-2024) đã diễn ra tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục