Nghĩa Phúc tích cực xây dựng đời sống văn hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/7/2024 | 7:55:57 AM

YênBái - Xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ hiện có 100% số thôn, bản đạt chuẩn văn hóa, 93% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 100% số hộ thường xuyên nghe đài, xem truyền hình. Kết quả đó là sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân trong xây dựng đời sống văn hóa.

Tiết mục múa đuống của Đội Văn nghệ xã Nghĩa Phúc.
Tiết mục múa đuống của Đội Văn nghệ xã Nghĩa Phúc.


Để từng bước nâng cao đời sống văn hóa cho người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương xác định, cùng với phát triển kinh tế, việc xây dựng, nâng cấp các công trình như: điện, đường, trường, trạm là rất quan trọng, giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Theo đó, hàng năm, xã luôn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp tiền của, công sức để xây dựng, cứng hóa hệ thống đường liên thôn, ngõ xóm với tổng hàng trăm ngày công lao động; tu sửa nhà văn hóa thôn bằng việc bê tông đường, sân, trồng hoa, cây xanh... với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. 

Ông Lường Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phúc cho biết: "Từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động từ các tổ chức, cá nhân, nhất là sự đóng góp của nhân dân, các công trình phúc lợi, cơ sở văn hóa tại địa phương đã được xây dựng đồng bộ. Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước hiện đại, phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”. 

Trong xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, Nghĩa Phúc đã đặt ra nhiều chỉ tiêu cụ thể cho các đoàn thể, thôn, bản thực hiện. Đến nay, ở cả 5 thôn của xã, 100% tuyến đường trục chính được bê tông cứng rộng từ 3 m trở lên, đảm bảo ô tô đi lại thông suốt quanh năm với 12 tuyến đường điện thắp sáng đường quê dài hơn 4 km; 10 tuyến đường hoa ngũ sắc với tổng chiều dài hơn 4,5 km. Hàng quý, người dân luôn tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm theo định kỳ. 

Bên cạnh đó, địa phương cũng đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động "Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”, xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa. Đặc biệt, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nhờ đó, trên địa bàn xã đã không còn hủ tục. Thay vào đó, các hoạt động cưới hỏi, tang chay, lễ hội đều đã được thực hiện theo nếp sống văn minh cùng với giữ gìn, phát huy các nét văn hóa truyền thống.

Nghĩa Phúc có phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái chiếm trên 52% với bề dày văn hoá truyền thống đặc sắc, riêng có. Bởi vậy, cùng với các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, người dân cũng từng bước nâng cao nhận thức trong gìn giữ các nét văn hóa truyền thống, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. 

Bà Sầm Thị Hín ở thôn Bản Pưn chia sẻ: "Thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, chúng tôi đã bảo ban con cái không buộc gia súc dưới gầm sàn, làm chuồng trại nuôi nhốt xa nhà, xây dựng các công trình phụ, bể chứa nước đảm bảo thực hiện ăn, ở sạch. Chúng tôi cũng luôn gìn giữ các điệu xòe cổ và các trò chơi dân gian”. 

Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn xã có 5 nhà văn hóa thôn, 1 nhà văn hóa xã bảo đảm phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp của địa phương. Xã duy trì 5 đội văn nghệ quần chúng với hơn 200 người thường xuyên tham gia tập luyện, đảm bảo phục vụ tốt các sự kiện lễ hội lớn và tạo sân chơi lành mạnh cho người dân.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở Nghĩa Phúc đã được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng; đồng thời, gìn giữ, phát huy các nét văn hóa truyền thống đặc sắc, tạo nền tảng vững chắc để địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Châu Á

Tags Nghĩa Phúc thị xã Nghĩa Lộ Xòe Thái văn hóa chuẩn văn hóa

Các tin khác
Phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”.

Hình minh họa

Dự án Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) được Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VHTTDL) thừa ủy quyền của Chính phủ trình lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo dự kiến, dự án Luật này sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 sắp tới. Đây là dự luật nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Nghệ nhân Đặng Thị Thanh hướng dẫn thế hệ trẻ thêu họa tiết trang phục truyền thống của đồng bào.

Cộng đồng người Xa Phó sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, Yên Bái. Đây là những cư dân đầu tiên đến khai khẩn vùng đất này. Đến nay, người Xa Phó vẫn còn gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo.

Ban tổ chức Hội thi  trao giải Nhất toàn đoàn cho huyện Yên Bình, huyện Lục Yên, thành phố Yên Bái.

Trong 2 ngày (ngày 5-6/7), tại Trung tâm văn hoá huyện Yên Bình, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi Tuyên truyền lưu động tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, năm 2024. Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục