Bộ tranh về linh thú Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/7/2024 | 8:59:29 AM

Tiếp nối “Kỳ ẩn Việt Nam”, bộ tranh "Tứ tính tứ linh" của họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ không chỉ giới thiệu hình tượng linh thú trong văn hóa người Việt từ xưa (thời Lý) đến nay mà còn khẳng định niềm đam mê lớn của anh với văn hóa lịch sử nước nhà.

Triển lãm diễn ra từ ngày 13/7 đến ngày 28/7 tại Nhà Thái Học – Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội.

"Từ tính tứ linh" là bộ sưu tập tranh giới thiệu các linh thú trong văn hóa lịch sử Việt Nam, tập trung ở 4 triều đại tiêu biểu: Lý, Trần, Hậu Lê, và Nguyễn. Bắt đầu từ sự hình thành nghệ thuật Việt độc lập – nhà Lý, từ giao ban chính trị, tiếp biến văn hóa và giao lưu hữu thức với nền nghệ thuật Champa, cho đến triều đại phong kiến cuối cùng – nhà Nguyễn. Các linh thú bắt đầu xuất hiện, hoàn thiện về mặt thẩm mỹ, có thể thấy trong kiến trúc và điêu khắc, và trở thành một tồn tại gắn liền trong đời sống, tôn giáo tín ngưỡng của người Việt.

Theo đuổi trường phái Hậu ấn tượng, họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ mong muốn truyền tải được sự mạnh mẽ, giàu sức sống và nhiệt huyết cũng như bình yên thông qua các tác phẩm của mình.

Để thực hiện "Từ tính tứ linh”, Nguyễn Thanh Vũ đã dành hơn 1 năm nghiên cứu nhiều tài liệu và đi khảo sát thực tế tại các di tích Huế để hiểu về văn hóa nghệ thuật triều Nguyễn, hay Hoàng thành Thăng Long để hiểu về linh thú thời Lý, Trần… Anh còn sang Campuchia và Thái Lan để tìm hiểu văn hóa của người Chăm ở các vùng miền.

Triển lãm là cơ hội để mọi người biết đến nhiều hơn về các câu chuyện, những sự tích, những quan niệm cổ xưa hình thành nên tín ngưỡng của tộc người Việt và còn lưu giữ cho đến ngày nay.

Nguyễn Thanh Vũ sinh năm 1995, anh tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP. HCM và có niềm đam mê lớn với hội họa, đặc biệt là sơn dầu.

Một số tác phẩm tại triển lãm:





(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Bà Minh Thúy, nguyên mẫu trong bức tranh

Dù nguyên mẫu của bức tranh đã về trời nhưng “Em Thúy” của danh họa Trần Văn Cẩn vẫn có sức sống vĩnh cửu trong nền hội họa Việt Nam.

Chị em phụ nữ thị xã Nghĩa Lộ tham gia tập luyện múa xòe, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái.

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái xây dựng được 402 tổ tự quản về văn hóa; 100% thôn, bản tổ dân phố xây dựng được quy ước, hương ước.

Để bảo tồn phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống, di sản văn hóa các dân tộc trước hết cần nhận diện rõ. Ảnh: baodantoc.vn

Mỗi dân tộc trong 54 dân tộc anh em đều có bản sắc văn hoá riêng, tạo nên sức mạnh nội sinh của nền văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa thì các loại hình nghệ thuật truyền thống, di sản văn hóa các dân tộc rất cần một "đòn bẩy".

Tiết mục múa đuống của Đội Văn nghệ xã Nghĩa Phúc.

Xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ hiện có 100% số thôn, bản đạt chuẩn văn hóa, 93% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 100% số hộ thường xuyên nghe đài, xem truyền hình. Kết quả đó là sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân trong xây dựng đời sống văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục