Vẻ đẹp người con gái Thái qua một bài dân ca

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Người con gái Thái có một vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình mà nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp. Đấy là những người đảm đang việc ruộng nương, trồng bông dệt vải, rất giỏi trong những điệu xòe, câu khắp

Người con gái Thái thắt đáy lưng ong, dịu dàng, đảm đang, hiền thục:  “Khâu vó thành hình chim công/Vá chài thành uốn lượn hình rồng/Đưa nhát kéo thành sao tua rua mọc”, “Ngồi xổm thêu thành hình chim phượng hoàng/Ngồi nghiêng quay sợi thành chùm hoa so se” và mỗi bước xòe lúa giục trổ bông, nhen lửa mỗi bếp nhà sàn ấm áp. Người con gái Thái còn duyên dáng, đằm thắm trong điệu khắp… Nhưng khi quân giặc hung hăng đến cướp phá bản mường thì chính học cũng lại dũng cảm đứng lên đánh giặc, được khắc họa đậm nét trong bài dân ca “Em là con gái Châu Yên” do Cầm Giang sưu tầm và dịch, như một biểu tượng về vẻ đẹp trong sáng, rất đáng tự hào, rất truyòn thèng nhưng còng không kém phần hiện đại.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khéo léo thông qua sự ví von, so sánh để nêu khái quát vẻ đẹp của người con gái Thái: “Rừng Châu Yên có nhiều cây khế/Suối Châu Yên có lắm tai chua/Có nhiều cái mỏ thật to/Nhưng con gái Châu Yên không chua không chát”. Không chua không chát tất nhiên là ngọt ngào, nhưng cái ngọt ngào ấy được thể hiện như thế nào? “Ngọt ngào như tiếng cười câu hát/Giỏi đánh cồng, ham xòe quạt/Thích gội đầu lá sả tóc như rêu/Thích làm nương xúc cá dệt thêu/Ghét lắm những người đi làm giặc/ Suối Châu Yên vực sâu nhiều thác/Nhưng bàn tay con gái Yên Châu/Lại mềm hơn ngọn lau cành hóp”. Người nghệ sỹ dân gian đã rất tài hoa trong việc khắc họa vẻ đẹp chân chất dung dị, cần cù đảm đang, cùng sự yêu ghét rõ ràng của người con gái Thái bằng lối nói giản dị như một sự tất yếu.

Người con gái Thái có một vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình mà nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp. Đấy là những người đảm đang việc ruộng nương, trồng bông dệt vải, rất giỏi trong những điệu xòe, câu khắp. “Nhinh hụ dệt phải, trai hụ san he” - gái biết dệt vải, trai biết đan chài là tiêu chí của trai gái Thái. Dệt vải ở đây bao hàm nghĩa rộng, từ khâu trồng bông đến kéo sợi, dệt vải, thêu thùa, đồng thời bao hàm cả nghĩa đảm đang việc nội trợ gia đình. “Đồ xôi, nắm xôi thêm dẻo/Nướng quả ớt thơm mùi đĩa chéo/Đụng vào khung cửi vải thành hoa/Tung nắm tấm thành ra đàn gà/Khua cái chày hóa ra gạo trắng/Đụng vào cỏ thì cỏ chết nắng/Vuốt lên lúa bụi lúa ra bông/Sáng vòng bạc khéo cả ôm chồng”.

Cái lối nói ẩn dụ  mới tài hoa và tinh tế làm sao, người con gái Thái như bước ra từ những thiên truyện cổ, đem lại hơi thở của hồn sống cho vạn vật, đầy chất lãng mạn nhưng vô cùng hiện thực. Vẻ đẹp nội tâm được khắc họa tinh tế, thông qua đó vẻ đẹp ngoại hình được gián tiếp miêu tả thật duyên dáng, đầy nữ tính. Vẻ đẹp của người con gái Thái kế thừa được những nét đẹp của bà, của mẹ tự bao đời. Đất trời Tây Bắc phải trải hàng ngàn năm tiến hóa, chung đúc mới tạo nên được vẻ đẹp nhuần nhị tinh khôi đến mức thánh thiện của người con gái Thái và chính các em đã làm cho Tây Bắc sống động cái hơi cái hồn của bản mường quê hương.

Người con gái Thái không chỉ đảm đang vén khéo mà còn rất mực dịu hiền, thủy chung trong quan hệ vợ chồng: “Gái Châu Yên ấm như bông vải, ngọt như canh rau/Má thơm mùi quả nê, cao gạc/Miệng nên khiếu ngọt thơm câu hát/Chân nên công trong mỗi bước xòe/Êm ái ru con lúc đêm khuya/Thủ thỉ làm hiền khi chồng giận”. Người con gái Thái đẹp đến mức lý tưởng, tựa trong mơ, nhưng đó là những đức tính kế thừa được từ bao đời của người con gái Việt Nam nói chung và của người con gái Thái nói riêng. Nhưng khi giặc đến cướp phá bản mường “Thì con gái Châu Yên cũng giỏi bắn/Cũng làm nên cái bẫy cái chông/Còn dữ hơn con gấu con hùm/Cũng biết pha từng đùm thuốc độc/Thương người Châu Yên thì khóc/Lo việc cho chồng bận đánh giặc/Để thằng Tây kinh cái đất Yên Châu/Để thằng ngụy sợ con gái Thái/Bọn thổ phỉ không dám qua lại/Yên Châu đúng là Châu Yên”.

Truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện vô cùng sinh động, đậm chất dân tộc. Người con gái dịu dàng, vén khéo; người con gái đảm đang, chung thủy tưởng chừng như chỉ biết ruộng nương, chăn tằm, dệt vải… bỗng trở thành những chiến binh quả cảm, một tay đảm đang lo việc nhà cho chồng yên tâm đánh giặc, một tay vót chông đặt bẫy, cầm súng đánh đuổi quân thù. Cái khí phách của Nàng Han, một dũng tướng trong truyền thuyết Thái được tái hiện. Lớp cháu con tiếp bước cha anh dựng nước và giữ nước để bản mường mãi thanh bình yên vui. Tác giả dân gian rất tài hoa trong lối chơi chữ: “Yên Châu đúng là Châu Yên” và khi sạch bóng quân giặc thì “Con gái Châu Yên vẫn đẹp vẫn hiền/ Vẫn mềm mại như bông lau cành hóp”, bởi đó là bản chất, là cốt cách của một văn hóa. Cánh diễn đạt của bài dân ca nhẹ nhàng, tinh tế với những so sánh, ẩn dụ đặc trưng càng tôn vẻ đẹp của người con gái Thái.

Bài dân ca đẹp như một viên ngọc, theo thời gian càng tỏa sáng những nét đẹp tuyệt vời.

Trần Vân Hạc

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục