Hồn “Ma làng” nhập vào “Gió làng Kình”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/11/2008 | 12:00:00 AM

Vẫn là ekip cũ, vẫn là câu chuyện phản ánh về đời sống nông thôn nhưng khác với Ma làng, Gió làng Kình nói về đời sống nông thôn ngày nay với sự giàu lên nhanh chóng “nhờ” bán ruộng đất công, những quán bia ôm trá hình và cả "nghề"… cave.

NSƯT Bùi Bài Bình là tên Khuyếnh thâm trầm xảo trá. Anh từng thành công với vai Tòng trong
NSƯT Bùi Bài Bình là tên Khuyếnh thâm trầm xảo trá. Anh từng thành công với vai Tòng trong "Ma làng".

Mặc dù tới 17/11 mới bắt đầu phát sóng bộ phim truyền hình có độ dài 25 tập này, song Gió làng Kình đã hứa hẹn sự lôi cuốn với một ekip đã từng làm Ma làng thành công, tạo được ấn tượng tốt với đông đảo khán giả Việt Nam.

Những điểm tương đồng với Ma làng.

Cùng đề tài nông thôn với sự phản ánh những thực tế đáng buồn nhưng Ma làng là câu chuyện về nông thôn thời bao cấp với những giá trị tác động, ảnh hưởng tới bây giờ. Còn Gió làng Kình là câu chuyện của ngày nay với một nông thôn đổi mới với những giá trị truyền thống vẫn luôn tồn tại cùng mặt trái của sự phát triển.

“Còn những người con coi trọng tổ tiên, lề thói thôn xóm. Nhưng vẫn có những kẻ lợi dụng lòng tin của dân để vụ lợi, dựa vào nhu cầu đời sống của con người để mở quán bia ôm trá hình, có những cô gái cave từ “tỉnh” về…”, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, người từng thành công với Đất và người, Ma làng và chuẩn bị là Gió làng Kình cho biết.

Nhưng nếu Ma làng tập trung “đánh” vào cấp lãnh đạo xã với tên Chủ tịch xã ngu dốt, ít học nhưng vô cùng gian manh, xảo quyệt và khốn nạn tên là Tòng, thì Gió làng Kình “nhằm” vào cấp thấp nhất của nông thôn hiện nay, đó là cấp Thôn với một tên trưởng thôn có học, nhưng thoái hóa biến chất, thâm trầm xảo trá gấp nhiều lần tên Tòng kia, hắn có tên là Khuyếnh.

Vẫn một “duộc” a dua, đểu cáng như Quyềnh, Dỏ, Ló, Tòng nhưng “ekip” Quých, Bái, Đương, Khoái, Khuyếnh… được “tăng” thêm “nhiều phần “công lực” với những mưu mô, tính toán hợp thời của những con người có học, nắm bắt được mong muốn của người dân và lợi dụng được sự nôn nóng bộc phát của những con người vốn chân lấm tay bùn nhẹ dạ cả tin để mưu đồ những việc xấu xa.

Nghệ sĩ Hồng Sơn vai tay kế toán bị sa thải được dùng lại vô cùng hám gái và cô Đương (do Thu Hà thủ vai).

“Thông điệp dành cho sự kiện bầu cử cấp xã sắp tới”

Đây là khẳng định của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần trước khi khởi chiếu bộ phim truyền hình dài tập này trên VTV 1 từ thứ hai tới thứ sáu hàng tuần. Ông khẳng định: “Tôi mong rằng, bộ phim này sẽ là lời nhắn gửi tới những người dân vốn chân chất, mộc mạc nơi làng quê khi cất nhắc bỏ phiếu tín nhiệm ai đó vào dịp bầu cử cấp chính quyền địa phương sắp tới.

Bởi trong Gió làng Kình, một tên trưởng thôn vô danh tiểu tốt, khi có mưu đồ đen tối đã có thể làm khuynh đảo cả một vùng nông thôn. Nếu “chức tước” cao hơn rơi vào những kẻ có dã tâm, biết chờ thời và biết lợi dụng vào lòng tin, sự dân chủ của người dân để toan tính những chuyện to tát hơn thì thế nào?

Tôi mong rằng, những người dân lương thiện sẽ sáng suốt trong việc sử dụng quyền dân chủ của mình, đừng bị lừa phỉnh, đừng vì những lợi ích trước mắt mà nghe những lời dụ dỗ”.

Công Lý (áo kẻ sọc) được đạo diễn đánh giá là một... "gạo cội" trong làng phim truyền hình Việt Nam. Anh vào vai tên Phạm Văn Khoái cháu tên Khuyếnh - một hiện thân của Chí Phèo thời hiện đại.

Dỏ, Ló, Tòng của Gió làng Kình

Trừ Thu Hà là “ma mới” trong Gió làng Kình với một vai nữ phản diện, còn NSƯT Bùi Bài Bình và nghệ sĩ Nguyễn Hồng Sơn đã từng thành công với những vai tương tự trong Ma làng.

Với vai Khuyếnh thâm trầm hiểm độc, không nóng nảy và dễ bộc phát như Tòng, NSƯT Bùi Bài Bình cho biết: “Cũng cùng một “mô - tuýp” nhân vật nhưng tôi cố gắng không để hình ảnh Khuyếnh bị lặp lại những tính cách và sự thể hiện của Tòng.

Khuyếnh là một tên có học, xuất thân trong một gia đình tử tế nhưng vì có cơ hội, lại được “hoàn cảnh xô đẩy” nên hắn trở nên nanh nọc và gian xảo. Vì hắn là một kẻ đểu giả có học và thâm trầm, nên cái gì hắn cũng biết. Có những điều hắn tức chết đi được nhưng hắn không thể hiện ra. Hắn cứ ngấm ngầm hại chết người ta thì thôi.

Như với tay Bài kế toán mà NS Hồng Sơn thủ vai, luôn bị tôi “chơi đểu”. Việc gì anh ta chống lại tôi, tôi đều biết, nhưng cứ lờ đi, để anh ta phải ức, phải nhúng tay vào những việc tôi làm và chịu trách nhiệm về những mưu đồ do tôi nghĩ ra. Anh ta sợ tôi lắm”.

Một cảnh với chiếc cổng làng trong phim.

Nghệ sĩ Hồng Sơn trong vai Bài bộc bạch: “Vào vai một kế toán bị sa thải và được dùng lại, tôi và cô nhân tình của mình nhiều phen muốn qua mặt Khuyếnh để bớt xén tiền nong nhưng rồi đều bị Khuyếnh cho vào tròng. Vì thế, cuối cùng, tôi lại bị nhúng chàm. Tôi đã phải sợ sự mưu mô, xảo trá của Khuyếnh và sợ chính những gì mình làm”.

Nữ nghệ sĩ trẻ Thu Hà (vai Đương), lần đầu tiên vào vai phản diện, một dạng khác của Ló trong Ma làng tâm sự: “Lần đầu tiên tôi vào một vai khác xa với tôi ngoài đời, từ tuổi tác tới suy nghĩ, lối sống. Đương là một người đàn bà từng trải, mưu mô, biết dùng những thủ thuật, chiêu bài để lợi dụng sự hám giá của Bài hòng tư lợi. Tôi hy vọng, vai Đương của mình sẽ chinh phục được khán giả”.

(Theo VTC)

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục