Hoa trong khắp Tày

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/2/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong đời sống, hoa đã gắn bó biết bao đời với đồng bào Tày, Thái. Hoa được ví như người bạn đời. Hoa có thể được cắm bằng cành ngay trong cối hương bàn thờ ngày tết. Hoa (bjoóc tảng) được xâu thành chuỗi dài để trang trí ở bàn then. Đó là hoa làm bằng bấc cây mạy tảng. Người ta nhuộm bằng màu đỏ, màu tím… để hàng năm hoa vẫn mới, vẫn sặc sỡ.

Các chàng trai, cô gái Mông chúc rượu nhau ngày đầu xuân an lành, may mắn. (Ảnh: Đức Hồng)
Các chàng trai, cô gái Mông chúc rượu nhau ngày đầu xuân an lành, may mắn. (Ảnh: Đức Hồng)

Hơn thế nữa, hoa đã được đưa vào các câu hát then, hát lượn, hát khắp, đồng dao… của người Tày. Người Tày vùng Tây Bắc đã có những câu đố về hoa, có khi có cả một bài đố Ta bjoóc. Mười hai tháng hoa nở, một bài giảng đố có đến 15, 16 loài hoa: “Tháng Giêng tháng hoa mơ, nụ đào/ Tháng Hai tháng hoa lang hoa nhị kheng…”, “Tháng Mười tháng hoa lúa hoa gạo…” rồi “Mơ bò cành bịn rịn trước xuân/ Mận bò cành rập rờn trước tết”.

Trong ngày tết, người ta chúc người già sống thọ: “Đầu trắng như vải mới dệt/ Đầu bạc như tấm bông”. Trong giao tiếp với khách đến nhà thì hỏi: “Anh (chị) chân đi hài hoa đâu lại?/ Anh đi giầy đẹp đâu về?”, “Chưa ăn bữa sáng thì ăn/ Chưa ăn bữa chiều thì ngồi/ Chớ ăn hoa mây nên mệt/ Chớ ăn hoa sung nên vàng”.

Và hơn thế nữa, hoa trong khắp báo thao (hát nam nữ) là biểu tượng tình yêu, biểu tượng đôi lứa. Hoa chỉ người đẹp (nhan sắc), hoa làm phương tiện, làm cớ để bắc cầu tình yêu nam nữ .

Hoa láp nở rừng tranh cùng bạn/ Không chào thì người cũ còn thương”. Hoặc hoa được tượng trưng là người đẹp: “Mùa hoa, anh chòi hoa không tới/ Tưởng như chòi sao bạc sáng trong”. Tình yêu lứa đôi nóng bỏng, người tình ước được dùng sợi chỉ mà xâu hoa để tặng bạn. Tặng đến tận nơi chăn gối: “Hoa đào nở ven sông vòng uốn/ Sang năm em mới se chỉ vàng xâu chuỗi” để “Đem hoa đến tận nơi gối đôi/ Đưa hoa về tận chốn giường loan”. Hay “Hoa bưởi nở, cây bưởi trắng đào/ Người lại người nối sào chòi nụ”.

Hoa sung ở ngọn cao, không mấy sặc sỡ, rực rỡ nhưng nếu tình ta được như hoa sung cũng là sung sướng biết bao: “Hoa muống nở trong vườn/ Lá nó trườn ra dậu… Tình ta có được như hoa sung hay không?”. Lại đến hoa muống nở thành khóm, thành vườn cũng như gặp nhau rồi phải xa nhau, nhớ nhung: “Hoa muống nở trong vườn thành khóm/ Anh lìa em về ở sao đành/ Khi nửa đêm tương tư, thầm khóc”, “Anh em ta kết bạn không thành/ Đêm nằm như “mụ đoan” nở vắng”. Còn hoa chanh nở trắng trong vườn mà sao tình đôi ta trắc trở: “Hoa chanh nở cả cây trắng xóa/ Anh lìa em, thương người khác sao dành?”. Có khi tình yêu lứa đôi đã làm cho chàng trai cảm giác cả mùi hương, nước hoa thọ, hoa cóong trên mái tóc người thân: “Hoa thọ nở cành thọ đỏ au/ Hoa lang nở cây lang đỏ tươi/ Hoa cóong nở cành cóong đỏ thẫm/ Mái tóc người xa lạ nức thơm”…


Hoa trong đời sống thường nhật, hoa trong các bài dân ca của đồng bào Tày Tây Bắc là hoa bốn mùa. Hoa rừng núi. Là hoa cả mười hai tháng (thíp thoong bươn). Hoa gắn bó với mọi lứa tuổi. Hoa trên cành, hoa trong dân ca khắp, hoa ở tâm linh. Hoa khi thống bjoóc (tiễn hoa) cuối xuân là múa hoa. Và ngay mùa xuân này, hoa sẽ hiển hiện từ bàn thờ tổ tiên đến hoa hội làng, hoa trong lễ hội Lồng tồng để khai xuân, đón một năm mới đầy hứa hẹn.

Hà Ngọc Thủy

Các tin khác
Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Cụm thi đua số 5 tích cực tham gia luyện tập  để tham gia Liên hoan

Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động” năm 2024, dự kiến khai mạc vào ngày 18/5 tại Rạp Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục