Cuộc thi Sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài “Tự hào truyền thống quê hương Yên Bái”:

Niềm tự hào của người Yên Bái với quê hương mình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/5/2010 | 9:30:50 AM

YBĐT - Trong thời gian phát động Cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài “Tự hào truyền thống quê hương Yên Bái”, Ban tổ chức đã nhận được trên 300 tác phẩm dự thi thuộc các loại hình văn học, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh của các tác giả chuyên và không chuyên trong và ngoài tỉnh thuộc nhiều thế hệ.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải C. (Ảnh: Văn Tuấn)
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải C. (Ảnh: Văn Tuấn)

Ban tổ chức đã thành lập Hội đồng chấm sơ khảo và chung khảo, tiến hành đánh giá, xếp loại các tác phẩm dự thi về cả 2 phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật một cách khách quan, chính xác.
Nhìn chung các tác phẩm dự thi đều bám sát chủ đề cuộc thi, nội dung tập trung phản ánh, ca ngợi, biểu dương con người Yên Bái trong đấu tranh bảo vệ và lao động xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp. Về nghệ thuật: các tác phẩm đều đúng với đặc trưng thể loại, khai thác sức mạnh của từng thể loại trong phản ánh hiện thực.

Có thể nói, cuộc thi sáng tác về đề tài “Tự hào truyền thống quê hương Yên Bái” đã thực sự là một hoạt động tinh thần sâu rộng, đạt hiệu quả nghệ thuật và hiệu quả xã hội cao, xứng đáng là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa chào mừng 110 năm thành lập tỉnh Yên Bái. Sau đây là một số ý kiến đánh giá về sự thành công ở từng thể loại:

Về thể ký: Với đặc thù là một thể loại có tính chất xung kích, thời sự, các tác phẩm ký đã phản ánh hiện thực cụ thể, sinh động cuộc sống nhiều mặt của con người Yên Bái. Nhiều tác phẩm có nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật tốt. Tác phẩm “Mầm xanh Nậm Búng” của tác giả Hoàng Thế Sinh viết  về nghề trồng chè của đồng bào vùng cao Yên Bái, đã nêu ra cái thuận và cái khó của cơ chế sản xuất mới.

Ở đó cần những con người vừa có tài, vừa có tâm, có trách nhiệm. Hình tượng Giám đốc Đoài, gắn bó với miền núi, biết khai thác các yếu tố thuận lợi, biết kết hợp giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp tạo hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất là một tấm gương đẹp. Tác phẩm “Đại Bục, Đại Phác hợp tác nông dân” của tác giả Vũ Quý lại phản ánh các vấn đề về sản xuất nông nghiệp và văn hoá nông thôn của một xã đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

“Mây vẫn bay trên đỉnh Đá Mài” của tác giả Hải Đường bằng việc đan xen giữa quá khứ và hiện tại đã phản ánh truyền thống lịch sử và hiện thực ấm no của làng chiến khu năm xưa. Nhiều tác phẩm của các tác giả khác như: Nguyễn Thị Lũy, Vũ Quang Trung, Quang Bách, Ngọc Yến, Kim Yến…, cũng đều phản ánh những phẩm chất tốt đẹp của con người Yên Bái, từ người chiến sỹ quân đội, người công nhân, nông dân vùng thấp và vùng cao Yên Bái.

Về thể loại truyện, tiểu thuyết: Với gần 200 trang, tiểu thuyết “Đất Mường” của tác giả Trần Cao Đàm đã phản ánh những sự kiện, những con người Yên Bái trong quá trình đấu tranh cách mạng. Cái đáng quý ở tác phẩm này là các sự kiện, con người, địa danh đều là các sự thật lịch sử. Truyện ngắn “Lời tẳng cẩu” của tác giả Hoàng Tương Lai lại khéo léo kết hợp giữa phản ánh một nét văn hoá của dân tộc Thái với tấm lòng thuỷ chung, son sắt của người phụ nữ Thái. Các tác phẩm của Nguyễn Hiền Lương, Nông Quang Khiêm, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thế Chửng, Vi Thị Dung, Phương Thuỳ, Chính Đại, Nguyễn Đức Long... cũng đều lấp lánh những vẻ đẹp khác nhau của con người Yên Bái qua các thời kỳ lịch sử.

Về mỹ thuật: Tác phẩm dự thi thuộc nhiều thể loại. Tác phẩm điêu khắc “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Thiếu niên Hoàng Văn Thọ tay không cướp súng giặc” của hoạ sỹ Quách Hùng đã bám sát đề tài lịch sử, sử dụng mạnh ngôn ngữ tả chân để dựng lên hình tượng người anh hùng trẻ tuổi của quê hương Yên Bái. Bằng chất liệu sơn Arilic tranh “Nguyễn Thái Học ra pháp trường” của hoạ sỹ Trần Quang Minh đã gây ấn tượng mạnh với người xem về tư thế lẫm liệt của Nguyễn Thái Học. Tranh lụa “Giữ gìn bản sắc” của Nguyễn Ngọc Duẩn có bố cục chặt, màu sắc đẹp, thể hiện niềm tự hào về bản sắc văn hoá. Các tác phẩm “Thời để nhớ”, “Điệu xoè quê hương”, “Chín bậc tình yêu”, “Thêu thổ cẩm”, “Âu Lâu bến cũ”, “Chợ vùng cao”... ngay tên gọi của nó cũng đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp về văn hoá và lịch sử của con người Yên Bái.

Về nhiếp ảnh: Ta thấy hình ảnh cuộc sống ấm no, hạnh phúc của một vùng cao Yên Bái đổi mới nhờ những chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đem lại qua tác phẩm “Bản định canh Suối Bu, Văn Chấn” của tác giả Thanh Miền. “Giữ gìn bản sắc” của Vũ Chiến, “Nét xưa” của Thái Hoàng, bằng hình ảnh đẹp lại đi sâu phản ánh truyền thống  văn hoá của các dân tộc Yên Bái. Các tác phẩm của Tuấn Anh, Tuấn Nghĩa, Hoàng Đô, Hoàng Nhâm, Việt Thắng, Thu Trang, Lê Bác Đạt, Thanh Năm... cũng đều mang đến cuộc thi những hình ảnh sinh động, phong phú, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Yên Bái trong  bảo vệ và xây dựng quê hương cũng như trong cuộc sống đời thường.

Về âm nhạc: Bằng việc sử dụng chất liệu miền núi, khúc thức rõ ràng, ngôn ngữ âm nhạc phóng khoáng, tươi trẻ, ca khúc “Trăng xoè mường em” nhạc Đoàn Ngọc Bình, lời thơ Ngọc Bái thể hiện sinh động một nét sinh hoạt văn hoá đặc trưng  của dân tộc Thái. Ca khúc này đạt hiệu quả nghệ thuật và hiệu quả xã hội cao. Ca khúc “Lục Yên Châu” nhạc Hoàng Xô, lời thơ Ngọc Bái, sử dụng chất liệu dân ca Tày đã thể hiện con người và thiên nhiên của vùng đất Lục Yên vốn giàu chất thơ và thấm đẫm truyền thuyết lịch sử. Các ca khúc “Vô tư suối nguồn”, “Miền đất ta yêu”, “Tiếng hát Yên Bình”, “Người đẹp Mường Lò”, “Suối Giàng ơi”, “Về miền Tây”, “Yên Bái một chiều thu”..., cũng đều là những giai điệu ngọt ngào, mượt mà thể hiện tấm lòng, tâm hồn con người Yên Bái chân chất, thuỷ chung.

Những ý kiến ngắn gọn trên đây chưa có thể đánh giá hết về một cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật về một đề tài lớn nhưng ít nhiều cũng đã nói lên những nét  chính của cuộc thi. Có thể khẳng định rằng, đây đó, ở một số tác phẩm cụ thể còn có những hạn chế về mặt nghệ thuật nhưng sự thành công của cuộc thi là đáng ghi nhận và điều có ý nghĩa hơn cả là nó đã thể hiện được niềm tự hào của con người Yên Bái với quê hương của mình. Mong sao những tác phẩm đạt giải của cuộc thi  sớm đi vào đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc Yên Bái. 

 Hiền Lương

Các tin khác
Hàng ngàn người dân đổ về điểm cầu Nghệ An.

Tối qua 19/5, cầu truyền hình trực tiếp giữa ba điểm cầu Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) và Bến Nhà Rồng (TPHCM) mang tên “Hành trình theo chân Bác” đã khiến hàng vạn người rơi lệ.

Toàn bộ tượng đài nặng hơn 100 tấn, được chia làm 3 phần, gồm: thân tượng, ngựa và phần đế.

Lá cờ được kéo lên bằng hai quả kinh khí cầu khổng lồ.

Lá cờ tổ quốc lớn nhất Việt Nam rộng 1.800 m2 được treo bằng hai quả khinh khí cầu đã tung bay trên quảng trường Hồ Chí Minh (Nghệ An).

Toàn cảnh lễ khánh thành và nhà tưởng niệm.

Sáng 19/5, tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ míttinh và khánh thành nhà tưởng niệm Bác Hồ tại Trường Sa sau 1 năm thi công, nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục