Sự tích vải vóc trong sử thi mo Mường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/9/2010 | 3:18:53 PM

YBĐT - Mo Mường là bộ sử thi rất đồ sộ của người Mường. Một số nhà nghiên cứu sưu tầm đã bỏ công tập hợp lại các bài mo vốn chỉ được truyền khẩu qua các ông mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, là những vùng có người Mường sinh sống đông nhất.

Nghề dâu tằm tơ hiện nay vẫn được nông dân nhiều địa phương chú trọng gìn giữ và phát triển.
Nghề dâu tằm tơ hiện nay vẫn được nông dân nhiều địa phương chú trọng gìn giữ và phát triển.

Mỗi bộ mo có tới vài nghìn câu dưới dạng văn vần và dù có đôi chút khác nhau nhưng nhìn chung là đều hướng vào giải lý giải hiện tượng tự nhiên theo thế giới thuở sơ khai của loài người và hướng dẫn nghi lễ, ghi chép lịch sử...

Tìm hiểu về cách giải thích sự việc, hiện tượng thiên nhiên của người Mường xưa mới thấy rất nhiều điều thú vị và thật đáng khâm phục đối với họ trong cách nhìn nhận thế giới xung quanh rồi đi đến giải thích nguồn gốc rất tài tình như "Mo vải vóc" là một thí dụ. Bài mo này kể rằng, xưa kia con người sinh ra không có vải vóc để mặc nên họ phải mặc vỏ cây, nằm trong đống lá khô. Vào mùa đông giá rét dù có lửa nhưng con người vẫn rất cực khổ. Con trai con gái vì không có quần áo nên thường ái ngại gần nhau, trong khi đó ở trên nhà trời lại có rất nhiều bông, tơ tằm làm ra nhiều loại vải vóc đẹp mà người nhà trời không thể mặc hết. Giữa lúc khốn khó của con người vì không có vải vóc, họ tụ tập nhau lại bàn cách sai loài chim biết bay, bay lên Thiên đình giúp con người lấy trộm tằm, hạt bông về để nuôi, trồng làm ra vải mặc.

Đã có bao loài chim xin được làm nhiệm vụ này nhưng đều thất bại, bởi cứ đến gần cửa nhà trời là bị lính canh phát hiện do màu lông của chúng. Chỉ đến khi con chim bói cá (người Mường gọi là chim chả chả) nhận nhiệm vụ thì công việc mới hoàn thành. Bởi, loài chim này bay rất nhanh và màu lông của nó lại lẫn vào màu xanh của trời. Khi lọt qua được cửa nhà trời, chim bói cá chờ lúc vua trời mải mê uống rượu, xem múa hát và bọn lính canh cũng mải ăn uống, chim chả chả liền lao mình vào nong tằm dùng mỏ cặp lấy rồi lướt tiếp sang nong đựng hạt bông đưa chân cắp một túm rồi biến nhanh vào màu xanh của không trung.

Khi lấy được dâu và tằm từ trên trời, người Mường vui mừng khôn xiết, mang hạt bông đi gieo và cử nhau tìm mọi thứ lá cho tằm ăn và thấy tằm chỉ ăn mỗi lá dâu. Ngày qua tháng lại, tằm thêm một đông đàn và bông cũng nở trắng khắp mường, mọi người lại cùng nhau tìm cách làm ra vải để làm ra vải mặc. Trong quan niệm của người Mường, vì có công lấy được tằm và bông từ trên trời, giúp cho con người qua được cơn khốn khó bởi không có vải vóc để mặc nên chim bói cá bây giờ vẫn để lại dấu tích là mỏ cắp con tằm nên có màu vàng và ngực ôm cục hạt bông nên vẫn có đốm màu trắng. Cũng vì nó có công như thế nên người Mường cho phép chim bói cá hễ cứ đến ao nhà ai ăn cá đều được ăn thoải mái không bị xua đuổi. Không ai được ăn thịt hoặc làm hại loài chim này.

Trong các lễ hội dân gian, các hoạt động văn hóa mang tính nghi lễ trong không gian lớn hoặc không gian nhà sàn của người Mường, người ta thường thấy hình ảnh một cây bông rất đẹp được kết bằng các loại chỉ màu đặt ở vị trí trung tâm khu vực lễ hội. Cây bông ngũ sắc này vừa là biểu tượng cho vũ trụ muôn màu nhưng cũng là hình ảnh tôn vinh tiền nhân của người Mường đã có biết bao công lao tìm ra vải vóc, khiến cho con người không chỉ được ăn uống sung túc mà còn tôn lên được vẻ đẹp về hình thức của bản thân mình.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Tiết mục Múa Rối nước của Nhà hát Múa Rối Thăng Long đoạt giải vàng.

Tối qua 9-9, lễ bế mạc Liên hoan Múa Rối quốc tế lần thứ 2 đã diễn ra tại nhà hát Âu Cơ (Hà Nội). Hai chương trình Rối nước chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của Nhà hát Múa Rối Thăng Long và tiết mục "Andersen" của Nhà hát Múa Rối Việt Nam đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng. Hai giải Vàng còn lại thuộc về đoàn Singapore và đoàn Indonesia.

Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam vừa chính thức công bố và xác lập 9 kỷ lục gốm sứ Việt Nam 2010. Sau đây là hình ảnh về 9 kỷ lục này.

Một giá đồng bình dân tại lễ hội đền Lảnh Giang 2008.

PGS.TS Bùi Quang Thắng - chuyên gia tổ chức lễ hội, cho rằng, cấm lên đồng là diệt đi một đặc sản văn hóa của dân tộc.

Trong 2 ngày (4-5/9), tại Điện Biên, Hội đồng Giám khảo, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức chấm giải "Liên hoan Ảnh nghệ thuật 15 tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ X, năm 2010".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục