Năm 2014, Ai Cập sẽ trưng cầu dân ý về Hiến pháp sửa đổi

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/11/2013 | 7:25:02 AM

Cuộc trưng cầu dân ý sẽ là thời khắc khó khăn nhất đối với đất nước Ai Cập trong những tháng tới đây.

Thủ tướng lâm thời Ai Cập Hazem El Beblawi ngày 25/11 tuyên bố, nước này sẽ tiến hành trưng cầu ý kiến của người dân về Hiến pháp sửa đổi vào nửa sau tháng 1/2014.

Phát biểu trước một Diễn đàn đầu tư tại thủ đô Cairo, Thủ tướng Beblawi khẳng định, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp mở rộng đã hoàn tất hầu hết các điều khoản của dự thảo Hiến pháp sửa đổi và việc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra sau khoảng 2 tháng nữa, theo đúng lộ trình chuyển giao chính trị đã định.

Cuộc trưng cầu dân ý sẽ là thời khắc khó khăn nhất đối với đất nước Ai Cập trong những tháng tới đây.

Tuyên bố của Thủ tướng Ai Cập đưa ra trong bối cảnh Ủy ban sửa đổi Hiến pháp mở rộng gồm 50 thành viên vẫn chưa thống nhất được một số nội dung được đánh giá là nhạy cảm trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, trong đó có vấn đề Luật Hồi giáo, bản chất Nhà nước dân sự và việc xét xử người dân tại các tòa án quân sự. Tuy nhiên, do chưa đạt được sự thống nhất cần thiết giữa các thành viên, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp mở rộng đã không đáp ứng được thời hạn này và phải kéo dài quá trình xây dựng Hiến pháp sửa đổi tới đầu tháng 12 tới đây.

(Theo VOV)

Các tin khác
Phiên họp tại Afghanistan.

Hãng AP ngày 25-11 đưa tin, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai quyết định hoãn ký hiệp ước an ninh song phương (BSA) với Mỹ với lý do Kabul cần có thêm thời gian để bảo đảm rằng Mỹ cam kết vì hòa bình của Afghanista.

Trong các ngày từ 24-27/11 tại Bali, Indonesia diễn ra Diễn đàn Văn hóa Thế giới (WCF) 2013 với chủ đề “Sức mạnh của văn hóa trong phát triển bền vững," thu hút sự tham dự của trên 1.000 đại biểu đến từ 30 quốc gia trên toàn cầu, trong đó có 12 bộ trưởng văn hóa của các nước.

Israel xúc tiến các khu định cư ở Bờ Tây.

Động thái này diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Israel yêu cầu hoãn kế hoạch xây dựng 20.000 căn nhà ở Bờ Tây.

Ảnh minh họa.

Sau khi ngày 24/11, Iran và nhóm P5+1 (gồm Đức và 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc) đạt được thỏa thuận bước đầu về chương trình hạt nhân để đổi lấy việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Tehran, dư luận quốc tế đã tiếp tục bày tỏ hoan nghênh đột phá quan trọng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục