Ai Cập cho phép 60 đại sứ quán nước ngoài giám sát bầu cử quốc hội
- Cập nhật: Thứ bảy, 10/10/2015 | 8:53:36 AM
Người phát ngôn Ủy ban Bầu cử Tối cao Ai Cập (HEC) Amr Marwan ngày 9/10 cho biết, HEC đã nhất trí với đề nghị của 60 Đại sứ quán nước ngoài tham gia giám sát cuộc bầu cử Quốc hội nước này, dự kiến bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10 tới.
![]() |
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (giữa)i và các thành viên nội các mới tại Cairo ngày 19/9.
|
Theo ông Amr Marwan, trong số 60 Đại sứ quán nói trên có Đại sứ quán Mỹ cùng một loạt Đại sứ quán các nước châu Á và Liên minh châu Âu (EU).
Dự kiến, 87 tổ chức phi chính phủ (NGO), gồm 81 NGO trong nước và 6 NGO nước ngoài tham gia giám sát cuộc bầu cử. Ngoài ra, có 44 hãng thông tấn, cơ quan báo chí và 13 trang điện tử mới, với 768 phóng viên quốc tế tham gia đưa tin về cuộc bầu cử này.
Cuộc bầu cử Quốc hội của Ai Cập được chia thành hai giai đoạn, bắt đầu từ ngày 17/10 và kết thúc vào ngày 2/12. Theo HEC, có tổng số 5.941 ứng cử viên độc lập và 14 liên minh sẽ chạy đua để giành 596 ghế trong Quốc hội sắp tới.
Bầu cử Quốc hội là chặng thứ 3 và cũng là chặng cuối cùng của lộ trình chuyển tiếp chính trị tại Ai Cập sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi mùa Hè năm 2013.
Bầu cử Quốc hội Ai Cập trước đó được ấn định vào ngày 21/3, nhưng đã bị hoãn sau khi Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập phán quyết rằng các đạo luật bầu cử không phù hợp với Hiến pháp, đồng thời ra lệnh ngừng cuộc bầu cử quốc hội cũng như tất cả các công việc chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu này.
(Theo TTXVN)
Các tin khác

Ngày 9 - 10, Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình 2015 cho Nhóm Đối thoại Quốc gia Tunisia (còn gọi là Bộ Tứ bao gồm 4 tổ chức: Liên đoàn Lao động, Liên đoàn Công nghiệp, Thương mại và Thủ công mỹ nghệ, Liên đoàn Nhân quyền và Liên đoàn Luật sư Tunisia có vai trò trung gian hòa giải và tạo động lực để thúc đẩy phát triển dân chủ hòa bình ở Tunisia) về các đóng góp để xây dựng một nền dân chủ tại Tunisia trong sự trỗi dậy của phong trào mùa xuân Arab.

Bộ trưởng Tài chính của 20 quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đã nhất trí thành lập nhóm V20 nhằm đưa ra các biện pháp cứng rắn ứng phó biến đổi khí hậu.

Ngày 8/10 tại La Paz, đại diện của Bolivia và Nga đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ lợi ích hòa bình.

Thời hạn trao giải thưởng Nobel Hoà bình năm 2015 đã cận kề, nhưng câu hỏi ai sẽ là chủ nhân của giải thưởng này trong số 273 cá nhân và tổ chức được đề cử vẫn còn chưa được làm sáng tỏ. Giới quan sát dự báo sẽ có nhiều kịch tính xẩy ra.