Libya tiêu hủy số vũ khí hóa học cuối cùng được coi là sự kiện lịch sử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/1/2018 | 11:41:14 AM

Ngày 11/1, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã hoan nghênh việc Libya tiêu hủy số vũ khí hóa học cuối cùng, đánh giá đây là một "sự kiện lịch sử" giúp cho thế giới trở nên an toàn hơn.

Tổng giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu.
Tổng giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu.

OPCW tuyên bố việc tiêu hủy khoảng 500 tấn vũ khí hóa học cuối cùng tại một cơ sở đóng tại Munster thuộc miền Tây Đức là một "sự kiện lịch sử về giải trừ quân bị và an ninh."

Tổng giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu trong tuyên bố nêu rõ: "Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc quá trình giải trừ vũ khí hóa học và một bước đi mới của Libya hướng tới hoàn thành mục tiêu cốt lõi của Công ước Vũ khí hóa học (CWC) - giải trừ hoàn toàn và vĩnh viễn mọi vũ khí hóa học."

Việc loại bỏ tiền thân của các loại vũ khí nguy hiểm giúp giảm thiểu lo ngại về việc những thành phần cực đoan như các tay súng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể tiếp cận với kho vũ khí tại Libya, quốc gia biến động kể từ sau vụ lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm Muammar Gaddafi vào năm 2011.

Theo ông Uzumcu, chiến dịch "đặc biệt" về tiêu hủy vũ khí hóa học "đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tính sáng tạo và trên hết, một sự hợp tác quốc tế chặt chẽ."

Libya tham gia công ước của Liên hợp quốc về cấm vũ khí hóa học vào năm 2004, trong nỗ lực của nhà lãnh đạo Kadhafi nhằm loại bỏ tình trạng bị cô lập của Libya và cải thiện quan hệ với phương Tây.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Cảnh đổ nát sau một trận động đất ở Sarpol-e Zahab, Iran, ngày 13/11/2017.

Theo Trung tâm địa chấn học Iran, một trận động đất mạnh 5,6 độ Richter ngày 11/1 đã làm rung chuyển thành phố Soomar, thuộc tỉnh Kermanshah miền Tây Iran giáp biên giới Iraq.

Thủ tướng hai nước chứng kiễn lễ ký kết 19 văn kiện hợp tác.

Campuchia và Trung Quốc đã ký kết 19 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, khoa học, công nghệ.

Lãnh đạo bảy nước tham gia hội nghị cấp cao ngày 10-1, tại Rome.

Ngày 10-1, tại thủ đô Rome của Italy, bảy nước châu Âu đã tham gia hội nghị cấp cao nhằm giải quyết những vấn đề then chốt của Liên hiệp châu Âu (EU) trong năm 2018 như tăng trưởng, cải cách kinh tế và tài chính, chính sách di cư.

Thủ tướng Séc Andrej Babis.

Sau phiên họp kéo dài gần 12 giờ, Hạ viện Cộng hòa Séc tối 10/1 đã quyết định hoãn bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ thiểu số của Thủ tướng Andrej Babis - lãnh đạo phong trào ANO, sang ngày 16/1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục