Dịch sởi tiếp tục lan rộng ở châu Âu

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/2/2019 | 2:22:12 PM

Dịch sởi vẫn tiếp tục lan rộng ở hầu hết các nước từ đầu năm tới nay, đặc biệt là ở những nước Đông Âu và ven bờ Địa Trung Hải.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dịch sởi quay trở lại châu Âu ở mức độ nghiêm trọng tới mức giữa năm 2018 Tổ chức Y tế Thế giới phải lên tiếng cảnh báo. Số lượng người nhiễm sởi năm 2018 đã tăng gấp 4 lần năm sát trước đó, và ở mức cao nhất kể từ 10 năm trở lại đây. 72 người đã chết vì sởi trong năm ngoái tại châu Âu. 

Các nước Đông Âu bị tác động nhiều hơn rất nhiều so với các nước Tây Âu. Trong số 83.000 ca nhiễm virus trong năm ngoái tại châu Âu, có tới gần 3/4 là tại Ukraine. 3 nước Tây Âu có nhiều người nhiễm sởi là Italy, Hy lạp và Pháp, cả ba đều nằm bên bờ Địa Trung Hải.

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng không phải ở mọi nước châu Âu đều bình đẳng trong tiêm phòng: một số vùng và một số nhóm dân châu Âu đã sao nhãng việc tiêm phòng, tạo cơ hội cho bệnh sởi lan truyền. Tính trung bình, cứ 100 người nhiễm virus tại châu Âu, có 78 người chưa hề được tiêm chủng, 15 người có tiêm chủng lần đầu nhưng không tiêm mũi nhắc lại.

Bệnh sởi lan truyền chủ yếu là qua không khí. Một người nhiễm virus có thể lây truyền cho 15 đến 20 người khác. Ở châu Âu, tiêm phòng vẫn là biện pháp hữu hiệu duy nhất, một lần khi trẻ em đủ 12 tháng tuổi và một lần nữa, sau đó 4 đến 6 tháng. Những người lớn sinh sau năm 1970 và chưa từng mắc sởi cũng đang được kêu gọi đi tiêm chủng.
(Theo VTV)

Các tin khác
Hiện trường vụ đánh bom liều chết hôm 13-2 trên một con đường giữa hai thành phố Zahedan và Khash - Iran.

27 thành viên của lực lượng tinh nhuệ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết ở miền Đông Bắc đất nước hôm 13-2.

Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ khi bùng phát xung đột giữa phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh với các lực lượng ủng hộ chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi được quốc tế công nhận.

Ngày 13/2, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chấm dứt sự hỗ trợ của Mỹ cho liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu trong cuộc chiến tại Yemen.

Ảnh minh họa.

Theo Reuters, cơ quan báo chí Saudi Arabia ngày 14/2 cho biết Saudi Arabia lấy làm tiếc về quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 13/2 liệt quốc gia này vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho khối này, do tình trạng kiểm soát lỏng lẻo các hành vi tài trợ khủng bố và rửa tiền.

Chính phủ Cuba hôm 12/2 đã tuyên bố không công nhận Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) là cơ quan có thẩm quyền đạo đức và pháp lý để tổ chức một hội nghị bàn về dự thảo cải cách Hiến pháp của Cuba.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục