Hàng triệu người dân Syria hôm nay (26/5) sẽ đi bầu cử lựa chọn nhà lãnh đạo của đất nước trong nhiệm kì mới. Đương kim Tổng thống Bashar al-Assad được dự báo sẽ đắc cử.
|
Một phụ nữ Syria cầm lá phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014.
|
Có tới 51 ứng viên đăng kí tranh cử, song chỉ 3 người nhận đủ 35 phiếu ủng hộ tại Quốc hội Syria để trở thành ứng viên chính thức, gồm Tổng thống Bashar al-Assad, Tổng Thư ký Mặt trận Dân chủ Syria đối lập Mahmoud Marei và cựu nghị sĩ Abdullah Sallum Abdullah.
Theo các nhà quan sát, ông al-Assad hiện vẫn được đa số cử tri tín nhiệm và khả năng cao ông sẽ đắc cử. Nhà lãnh đạo đương nhiệm Syria cam kết nhiệm kì tới đây sẽ tập trung vào tái thiết đất nước thời hậu chiến tranh.
Đây là lần thứ hai Syria tổ chức bầu cử tổng thống kể từ khi xung đột nổ ra năm 2011, vào thời điểm quốc gia Trung Đông này, theo mô tả của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, đang trong tình trạng "không còn chiến tranh, nhưng cũng chẳng có hòa bình".
Sau khi các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan cơ bản bị đẩy lùi, tháng 1/2018, dưới sự bảo trợ của Nga, các bên đối đầu Syria đã tham gia hội nghị hòa bình ở Moscow và kết một thỏa thuận về việc thành một uỷ ban gồm 150 thành viên để soạn thảo hiến pháp mới của Syria.
Tuy nhiên, phải đến cuối năm 2019, các bên mới thống nhất được thành phần của ủy ban hiến pháp. Ủy ban này đã nhóm họp một số lần, nhưng chưa có kết quả cụ thể. Phe đối lập, người Kurd và một số quốc gia phương Tây kêu gọi chỉ tổ chức bầu cử sau khi có hiến pháp mới.
Trong một tuyên bố chung hôm 25/5, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Italia tiếp tục khẳng định họ không công nhận kết quả của cuộc bầu cử vì cho rằng nó "không công bằng và không tự do". Nga chỉ trích hành động của phương Tây là "không thể chấp nhận được".
Tháng 7 năm ngoái, các nước phương Tây cũng không công nhận kết quả bầu cử quốc hội ở Syria, vốn có phần thắng áp đảo thuộc về đảng Baath của Tổng thống đương nhiệm al-aAssad và các đảng liên minh.
(Theo CAND)
Phiên họp lần thứ 207 của Hội đồng điều hành IPU diễn ra theo hình thức trực tuyến trong hai ngày từ ngày 24-25/5 để thảo luận và đưa ra quyết định về các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức.
Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia (NESDC) của Thái Lan vừa đưa ra cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp của nước này có thể sẽ tăng cao trong năm nay do tác động nghiêm trọng của làn sóng dịch COVID-19 thứ ba.
Trong tuần này, Australia sẽ đóng cửa đại sứ quán của mình tại Afghanistan trong bối cảnh gia tăng lo ngại về tình hình an ninh tại Kabul khi các lực lượng nước ngoài rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Hôm 25-5, Reuters đưa tin Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken đã bắt đầu chuyến thăm Trung Đông với trạm dừng chân đầu tiên tại Israel trong nỗ lực thúc đẩy nước này duy trì lệnh ngừng bắn với nhóm Hamas cầm quyền ở Gaza và giúp tăng tốc viện trợ nhân đạo sau cuộc xung đột vừa qua.