Ông Stefan Lofven là Thủ tướng Thụy Điển đầu tiên phải từ chức do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
|
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven.
|
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven hôm nay (28/6) đã tuyên bố từ chức, trao lại quyền thành lập Chính phủ mới cho Chủ tịch Quốc hội nước này.
Ông Stefan Lofven đang phải đối mặt với thời hạn chót phải từ chức hoặc phải kêu gọi tổ chức bầu cử sớm vì để thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội nước này hồi tuần trước sau khi đảng Cánh tả rút lại sự ủng hộ.
Phát biểu họp báo, Thủ tướng theo đường lối trung tả Stefan Lofven thuộc đảng Dân chủ xã hội thừa nhận đây là quyết định khó khăn nhất đối với ông hiện nay. Theo Thủ tướng Thụy Điển, trong bối cảnh tình hình khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, cùng với thực tế là 1 năm nữa sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, việc tổ chức bầu cử sớm không phải là điều tốt nhất cho Thụy Điển.
Với quyết định mới nhất, ông Stefan Lofven là Thủ tướng Thụy Điển đầu tiên phải từ chức do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Chủ tịch Quốc hội Andreas Norlen sẽ có 4 cơ hội tìm Thủ tướng mới cho Thụy Điển. Nếu thất bại, Thụy Điển sẽ phải tiến hành bầu cử sớm. Bất cứ Chính phủ mới nào được thành lập trong giai đoạn hiện nay ở Thụy Điển cũng chỉ là Chính phủ trong ngắn hạn bởi theo quy định, tổng tuyển cử của nước này dự kiến diễn ra vào tháng 9/2022.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thụy Điển bắt nguồn từ một dự án hiện vẫn đang trong giai đoạn sơ bộ nhằm cải cách các biện pháp kiểm soát tiền thuê bất động sản và khả năng để ngỏ cho các chủ đất tự do ra giá thuê với những căn hộ mới được xây dựng. Đảng Trung tâm và Tự do ủng hộ cải cách tiền thuê bất động sản, song đảng Cánh tả lại phản đối đề xuất này và rút lại sự ủng hộ đối với chính phủ thiểu số của Thủ tướng Stefan Lofven.
(Theo VOV)
Hôm nay, nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than khổng lồ trên thượng nguồn sông Trường Giang bắt đầu hoạt động, đài truyền hình Trung Quốc CCTV đưa tin.
Theo cảnh sát địa phương, ít nhất 7 người đã tử vong và hơn 50 người bị thương trong một vụ nổ ở thủ đô của Bangladesh vào đêm ngày 27/6 (giờ địa phương).
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho biết các vụ không kích nhằm vào hai mục tiêu trên lãnh thổ Syria và một mục tiêu trên lãnh thổ Iraq, nằm dọc trên tuyến biên giới chung giữa 2 nước này.
Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johson đang đối mặt với nhiều chỉ trích trong cách xử lý đại dịch sau quyết định từ chức của Bộ trưởng Y tế Matt Hancock.