Thủ tướng Đức Angela Merkel được trao tặng Huy chương khoa học Harnack

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/6/2021 | 9:57:37 AM

Phát biểu tại lễ, Thủ tướng Merkel cho biết đây là vinh dự to lớn của bà. Với tư cách một chính trị gia, bà luôn tin tưởng rằng những đột phá khoa học sẽ thúc đẩy tiến bộ công nghệ, kinh tế và xã hội.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận Huy chương khoa học Harnack tại Berlin, Đức, ngày 29/6/2021.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận Huy chương khoa học Harnack tại Berlin, Đức, ngày 29/6/2021.

Thủ tướng Angela Merkel không chỉ là một chính trị gia hàng đầu của Đức và thế giới, bà còn là Tiến sỹ vật lý và có những đóng góp đặc biệt quan trọng cho khoa học trong suốt 16 năm đảm nhiệm cương vị đứng đầu Chính phủ liên bang Đức.

Để ghi nhận những đóng góp đó, Hiệp hội khoa học Max Planck (Đức) ngày 29/6 đã vinh danh và trao tặng Thủ tướng Merkel danh hiệu cao quý nhất - Huy chương Harnack.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu tại buổi lễ trao Huy chương cho Thủ tướng Merkel, Chủ tịch Hiệp hội Max Planck (MPG), Giáo sư Martin Stratmann, đánh giá cao những đóng góp của Thủ tướng Merkel cho khoa học.

Ông cho rằng với tính cách, phong thái và những hành động của mình, Thủ tướng Merkel đã giúp nền khoa học Đức phát triển một cách ấn tượng với nhiều thành tựu rực rỡ.

Bà đã nhận được sự tôn trọng của cộng đồng khoa học ngay từ những năm đầu đảm nhiệm cương vị thủ tướng cũng như trong suốt 16 năm qua. Với sự quan tâm đặc biệt của nữ thủ tướng, nền khoa học Đức đã được tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển vượt trội so với thế giới.

Huy chương cao quý Harnack chính là sự ghi nhận của Hiệp hội Max Planck cũng như giới khoa học Đức đối với những đóng góp đặc biệt của Thủ tướng Merkel cho khoa học.

Phát biểu tại lễ, Thủ tướng Merkel cho biết đây là vinh dự to lớn của bà. Với tư cách một chính trị gia, bà luôn tin tưởng rằng những đột phá khoa học sẽ thúc đẩy tiến bộ công nghệ, kinh tế và xã hội, mang lại đời sồng thịnh vượng cho con người.

Do đó bà luôn ủng hộ việc tăng tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Trong thực tế, tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Đức luôn nằm trong nhóm đầu của thế giới với 3,18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Thủ tướng Merkel nhấn mạnh các khoản đầu tư không chỉ từ ngân sách nhà nước, 2/3 trong số đó là các khoản đầu tư của các ngành công nghiệp, đó là điều rất đáng mừng.

Thủ tướng Merkel cũng đánh giá cao vai trò đặc biệt của Hiệp hội khoa học Max Planck trong cộng đồng khoa học. Những nghiên cứu cơ bản xuất sắc của Max Planck thường khởi đầu cho những phát hiện khoa học đột phá và những bước nhảy vọt về công nghệ.

Thủ tướng Merkel nhấn mạnh Hiệp hội Max Planck là tổ chức nghiên cứu có truyền thống lâu đời nhất của Đức và là đầu tàu của ngành nghiên cứu cơ bản Đức cũng như thế giới.

Huy chương Harnack là huy chương cao quý nhất của Hiệp hội khoa học Max Planck dành cho những người có đóng góp xuất sắc cho nền khoa học Đức. Từ năm 1924 đến nay, huy chương này mới chỉ được trao 33 lần.

Hầu hết những người được nhận huy chương là các nhà khoa học. Rất ít chính trị gia được nhận được giải thưởng này.

Sau 3 cựu Tổng thống liên bang Đức là Theodor Heuss (1959), Heinrich Lübcke (1964) và Richard von Weizsäcker (1990), Thủ tướng Angela Merkel là Thủ tướng liên bang đầu tiên được trao tặng huy chương cao quý này.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Theo Người phát ngôn Bộ Giao thông Indonesia, vào thời điểm gặp nạn, trên phà có 123 người. Tuy nhiên, người quản lý phà cho rằng chỉ có 53 hành khách và thủy thủ đoàn trên phà.

Đội cứu hộ tích cực tìm kiếm người sống sót bên dưới đống đổ nát của tòa chung cư ở Florida

Các nhà chức trách bang Florida xác nhận số người thiệt mạng sau thảm kịch sập chung cư 12 tầng đã tăng lên con số 11.

Người dân di chuyển trên đường phố tại Berlin, Đức ngày 14/8/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng.

Tháng 12/2020, EU đã đạt được sự đồng thuận lịch sử là gộp nợ chung - được chia sẻ giữa các thành viên EU nhằm giảm chi phí đi vay cho các thành viên yếu hơn - để tài trợ cho gói phục hồi.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven.

Ông Stefan Lofven là Thủ tướng Thụy Điển đầu tiên phải từ chức do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục