Pháp tổ chức diễu binh kỷ niệm Quốc khánh 14-7

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/7/2021 | 7:33:56 AM

Ngày 14-7, Pháp tổ chức cuộc diễu binh truyền thống mừng Quốc khánh trên đại lộ Champs-Élysées sau một năm bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19. Một số biện pháp phòng, chống dịch tiếp tục được duy trì vào thời điểm biến thể Delta có xu hướng lây lan nhanh tại nhiều khu vực ở Pháp.

Lễ diễu binh được tổ chức vào thời điểm có 41,6% trong tổng số hơn 66,7 triệu dân số Pháp được tiêm liều vaccine thứ nhất ngừa Covid-19.
Lễ diễu binh được tổ chức vào thời điểm có 41,6% trong tổng số hơn 66,7 triệu dân số Pháp được tiêm liều vaccine thứ nhất ngừa Covid-19.

Đây là cuộc diễu binh cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Emmanuel Macron, với sự tham gia của tất cả các lực lượng thuộc quân đội Pháp.

Tại lễ diễu binh, lần đầu tiên quân đội Pháp giới thiệu xe thiết giáp Griffon, xe vận chuyển binh sĩ thế hệ mới và sẽ được triển khai ở vùng Sahel.

Trong số các lực lượng quân đội tham gia cuộc diễu binh có lực lượng đặc nhiệm châu Âu từ tám nước, gồm : Pháp, Bỉ, Estonia, Italia, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Bồ Đào Nha và Thụy Điển. Lực lượng này có tên là Takuba, được thành lập theo đề xuất của Pháp để hỗ trợ quân đội Mali trong các trận giao tranh với quân thánh chiến Hồi Giáo tại vùng Sahel. Sau 8 năm hiện diện tại đây, Pháp sẽ cắt giảm quân số và kết thúc chiến dịch Barkhane vào đầu năm 2022. 

Năm nay, cuộc diễu binh kéo dài 2 giờ đã huy động 5.000 người, trong đó có 4.300 quân nhân diễu hành trên đường, cùng với 73 phi cơ, 24 trực thăng, 221 xe cơ giới và 200 ngựa của lực lượng Vệ binh Cộng hòa. Cuộc diễu binh còn có sự tham gia của Bộ chỉ huy Không gian mới của lực lượng không quân Pháp được thành lập năm 2019.

Số lượng khán giả cũng giảm từ 25 nghìn người như những năm trước khi có dịch xuống còn 10 nghìn người; đồng thời, phải có thẻ y tế (đã tiêm vaccine hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19) và phải đeo khẩu trang.

Chủ đề của cuộc diễu binh năm nay là "Chiến thắng tương lai", đề cập đến cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và sự chuẩn bị về thiết bị và công nghệ của quân đội Pháp cho các nhiệm vụ khó khăn hơn. Sau lễ diễu binh, nhiều hoạt động mừng Quốc khánh sẽ được tổ chức ở Paris và kết thúc bằng màn bắn pháo hoa ở khu vực tháp Eiffel vào tối 14/7.

Trước đó, tối 12/7, trong bối cảnh biến thể Delta có xu hướng tăng mạnh như ở một số nước châu Âu khác, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên truyền hình, thông báo một loạt các biện pháp mạnh mẽ nhằm tránh một đợt dịch mới có thể bùng phát trở lại.

Tổng thống Pháp nhấn mạnh, vaccine là vũ khí duy nhất để đầy lùi đại dịch Covid-19, vì vậy hơn 4 triệu nhân viên y tế bắt buộc phải tiêm chủng cho đến ngày 15/9 và áp dụng chứng nhận y tế ở những nơi đông người.

Từ ngày 21/7, chứng nhận y tế là bắt buộc đối với tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên nếu đến các cơ sở giải trí, văn hóa như rạp chiếu phim hay nhà hát. Đến đầu tháng 8, chứng nhận y tế sẽ là điều kiện bắt buộc đối với khách cũng như nhân viên tại các quán cà-phê, nhà hàng, trung tâm thương mại và trên các chuyến bay hay xe lửa đường dài.

Biện pháp mạnh như vậy được đưa ra sau khi có sự tham vấn của các chuyên gia y tế nhằm tránh nguy cơ xảy ra làn sóng dịch thứ tư và vào thời điểm chiến dịch tiêm chủng có dấu hiệu chững lại do chỉ có gần 200 nghìn người đi tiêm.

Mục đích của biện pháp mới chống dịch do Tổng thống thông báo là để những người không tiêm chủng chịu những biện pháp hạn chế, do vậy chỉ sau bài phát biểu gần 24 giờ, có tới hơn 1,7 triệu người đăng ký tiêm chủng. 

(Theo Nhân Dân)

Các tin khác
ảnh minh họa

Tuần này, Liên minh châu Âu sẽ đi đầu trong việc hành động vì khí hậu với một loạt kế hoạch đầy tham vọng nhằm cắt giảm đáng kể lượng khí thải trong thập kỷ tới.

Tàu và ngư dân Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough tranh chấp hồi tháng 4/2017

Ngày 13/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines chỉ đạo quân đội điều tra báo cáo từ một hãng công nghệ Mỹ nói rằng hàng trăm tàu Trung Quốc xả chất thải trực tiếp xuống Biển Đông.

Vợ chồng ông Guo bật khóc khi đoàn tụ với người con thất lạc 24 năm qua

Hành trình tìm con của ông Guo Gangtang đã có được cái kết viên mãn sau khi người đàn ông rong ruổi suốt 24 năm trên xe máy, đi tổng cộng nửa triệu km để lần theo các manh mối ít ỏi về con.

Tàu chở hàng đi qua kênh đào Suez. (Ảnh: RT).

Ngày 11/7, cơ quan quản lý kênh đào Suez thông báo doanh thu của kênh đào đạt mức cao kỷ lục trong năm tài chính 2020-2021, bất chấp sự cố tàu chở hàng Ever Given bị mắc cạn hồi cuối tháng 3 vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục